Hơn 200 hộ ngư dân khó sống với quy hoạch vùng nuôi ngao

Hơn 200 hộ nuôi ngao tại huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) đang “ngồi trên đống lửa” khi UBND huyện Kiến Thụy ra thông báo dừng việc nuôi ngao ngoài quy hoạch khu vực ven biển.

vùng nuôi ngao
Bãi triều (cồn cát) ven biển, nơi đang có hơn 1.000 lao động làm nghề nuôi ngao tại đây.

Có thể nói nghề nuôi ngao đã thay đổi cuộc sống cho rất nhiều ngư dân tại Kiến Thụy, hàng trăm gia đình thoát nghèo, kinh tế khấm khá lên trông thấy. Thế nhưng, trái ngọt chưa được hưởng bao lâu, thì ngư dân nơi đây đang có nguy cơ trắng tay khi năm 2018, UBND huyện Kiến Thụy có Quyết định số 635 về việc quy hoạch chi tiết phát triển nuôi ngao vùng ven biển Kiến Thuỵ. Mà theo người dân cho biết thì quyết định này đang làm khó người nuôi ngao.

Quy hoạch giảm ¾ diện tích

Ông Vũ Trí Tuân- Hội trưởng Hội nuôi ngao huyện Kiến Thụy cho biết: "Ngay từ những năm 1990, khu vực bãi Triều hình thành lên nhiều cồn cát có vị trí thuận lợi để nuôi trồng thủy sản. Nhận thấy khu vực này có tiềm năng phát triển giống ngao, năm 2003, Bộ Thuỷ sản cũ đưa con ngao trắng ra ngoài này để nuôi; một số người dân địa phương đã ra khu vực bãi Triều cải tạo các bãi bồi, tiến hành nuôi ngao thương phẩm. Thời gian đầu kinh nghiệm chưa có nên ngao nuôi đến đâu lại chết đến đó".

Năm 2008, nhờ Bộ NNPTNT chuyển giao công nghệ nuôi ngao trắng, cùng với việc áp dụng tốt kỹ thuật nuôi ngao, nhiều hộ dân đã có "của ăn của để". Rất nhanh chóng mô hình nuôi ngao trắng thương phẩm được nhân lên theo cấp số nhân. Thấy làm ăn được, hàng chục hộ dân địa phương đã hô hào nhau ra khu vực bãi Triều để nuôi ngao, làm ăn kinh tế. Cũng từ đây, bãi Triều dần trở thành khu vực nuôi ngao tiềm năng, tính đến nay đã có hơn 200 hộ nuôi ngao, trên 3.000 ha diện tích mặt nước với khoảng 1.000 lao động trực tiếp có mức thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Khi đang làm ăn yên ổn, năm 2018, hàng trăm hộ nuôi ngao ở Kiến Thụy ngỡ ngàng khi ngày 24/04/2018 UBND huyện Kiến Thụy bỗng dưng ban hành Quyết định số 635-QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển nuôi ngao vùng ven biển huyện Kiến Thụy đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đi ngược lại lợi ích của người dân. Theo quyết định này, diện tích nuôi ngao giảm xuống còn 750ha, sau đó đến năm 2030 đạt 1.200ha, mở rộng từ vùng đã khai thác cát xong.

“Khi làm quy hoạch vùng nuôi ngao, chính quyền địa phương không tổ chức hội nghị, không lấy ý kiến những người đang nuôi ngao, không quan tâm đến cuộc sống của hàng ngàn người dân đang sống dựa vào vùng đất nuôi ngao, bản thân tôi là Hội trưởng Hội Nuôi ngao cũng không được mời lấy ý kiến. Không những thế, trong 750ha quy hoạch chỉ có khoảng hơn 200ha có thể nuôi được ngao, nhưng con ngao cũng không thể phát triển mạnh được; Còn lại khoảng 500ha rơi vào bãi bùn lầy, là luồng lạch và lòng sông - nơi con ngao không thể sinh sống, chứ đừng nói đến nuôi”, ông Tuân bức xúc nói.

vùng nuôi ngao
Quyết định quy hoạch đang làm khó người nuôi ngao

Khai thác cát chồng lấn với diện tích nuôi ngao

Bức xúc trước quy hoạch này, nhiều năm nay hàng trăm hộ nuôi ngao ở huyện Kiến Thụy đã làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng phản đối quyết định quy hoạch của huyện Kiến Thụy. Khi những khúc mắc của người dân chưa được chính quyền huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng giải đáp thì mới đây ngày 28/09/2021, ông Lưu Văn Thụy- Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy ban hành thông báo số 452/TB-UBND về việc dừng nuôi ngao tự phát nằm ngoài quy hoạch ven biển huyện Kiến Thụy.

Theo đó, UBND huyện Kiến Thụy yêu cầu dừng mọi hoạt động nuôi ngao tự phát nằm ngoài quy hoạch chi tiết phát triển vùng nuôi ngao ven biển huyện Kiến Thụy đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, yêu cầu các hộ dân nuôi ngao tự phát ngoài vùng quy hoạch phải khẩn trương thu hoạch ngao và tháo dỡ chòi canh, cọc quây bãi nuôi ngao trước ngày 30/11/2021.

Tuy nhiên, theo tài liệu người dân cung cấp, trước khi có quyết định phê quyệt vùng quy hoạch nuôi ngao ven biển (Quyết định 635), hoạt động nuôi ngao trên địa bàn huyện Kiến Thụy đã diến ra từ lâu. Nhiều hộ đã có đơn đề nghị nuôi ngao, có đề án phát triển nuôi ngao được chính quyền địa phương xác nhận và tổ chức ký hợp đồng cho thuê đất, mặt nước.

Không những có ví trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, khu vực nuôi ngao huyện Kiến Thuỵ cũng có nhiều mỏ cát với trữ lượng lớn và hầu hết các khu vực mỏ cát đều nằm trong khu vực nuôi ngao của ngư dân. Tìm hiểu được biết, tại khu vực này, hiện có 8 đơn vị được UBND TP Hải Phòng cấp phép khai thác khoáng sản, trong đó có 5 đơn vị đang khai thác cát với tổng diện tích gần 500ha, thời hạn được cấp phép khai thác từ 10 đến 30 năm. Các mỏ cát của các doanh nghiệp được UBND TP Hải Phòng cấp phép khai thác khoáng sản có sự chồng lấn với diện tích nuôi ngao, khoảng 330ha.

Diễn đàn doanh nghiệp
Đăng ngày 25/11/2021
Vũ Lan
Nuôi trồng

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 14:02 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 14:02 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:02 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 14:02 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:02 29/03/2024