Hợp tác, liên kết và sản xuất theo chuẩn quốc tế

Để có được con tôm sạch và rẻ nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, cả doanh nghiệp và người nuôi tôm cần phải liên kết chặt chẽ thì mới có thể quản lý tốt chất lượng, giá cả vật tư đầu vào, giúp giảm chi phí, tăng chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, việc thực hiện chuỗi liên kết tôm thời gian qua tuy mang lại một số kết quả nhất định, nhưng cũng bộc lộ không ít khó khăn, hạn chế.

Hợp tác, liên kết và sản xuất theo chuẩn quốc tế
Thu hoạch tôm tại vùng nuôi liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn ASC.

Ngay từ năm 2016, được sự hỗ trợ của tổ chức Hợp tác quốc tế phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Oxfam Việt Nam và Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), 3 tỉnh nuôi tôm trọng điểm ở ĐBSCL là Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đã tập trung tổ chức lại sản xuất theo mô hình hợp tác xã (HTX) và xây dựng các hoạt động liên kết chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững – công bằng, nhằm hướng người nuôi liên kết với doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo các tiêu chuẩn trong nước (VietGAP) và quốc tế (ASC).

Sau gần 1 năm thực hiện, tháng 5-2017, HTX Nuôi tôm Hòa Nghĩa (TX. Vĩnh Châu) chính thức được cấp chứng nhận đạt chuẩn ASC cho sản phẩm tôm nuôi của mình. Sản phẩm tôm nuôi theo chuẩn ASC đầu tiên đã được Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) thu mua với giá cao hơn thị trường 15 - 20% để xuất khẩu cho đối tác là Công ty Nordic Seafood. Đây là HTX nuôi tôm đầu tiên của Sóc Trăng được chứng nhận đạt chuẩn ASC, mỗi năm có thể cung ứng khoảng 600 tấn tôm thương phẩm đạt chuẩn ASC.

Theo đánh các HTX tham gia dự án, liên kết với doanh nghiệp thực hiện ASC có rất nhiều cái lợi. Ngoài việc được hỗ trợ chi phí thực hiện, HTX còn được công ty thu mua tôm với giá cao hơn thị trường. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là các bên cần phải biết giữ chữ tín với nhau, biết chia sẻ cùng nhau lợi ích cũng như rủi ro để cùng phát triển. Thực tế cho thấy, trong 2 năm vừa qua, các HTX tham gia dự án đều có lợi nhuận tăng từ 10% đến 20%, nhờ sản phẩm đầu vào được kiểm soát tốt về mặt chất lượng, xuất xứ rõ ràng và giá luôn giảm 10% – 30%, còn giá bán cao hơn 3% – 5%. Mặt khác, khi tham gia chuỗi liên kết, các HTX có điều kiện áp dụng các giải pháp cải tiến, giúp giảm thiểu dịch bệnh trong quá trình nuôi, nuôi tôm thân thiện với môi trường, đạt tiêu chuẩn trong nước, quốc tế và có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng.


Tôm nuôi đạt chứng nhận được doanh nghiệp thu mua tận nơi với giá luôn cao hơn thị trường.

Tuy nhiên, các HTX cũng phản ánh việc thực hiện liên kết chuỗi vẫn tồn tại không ít khó khăn cần khắc phục, như: mô hình HTX chưa hoàn chỉnh nên vai trò quyết định cũng như điều phối, giám sát của ban giám đốc HTX chưa thật sự mạnh mẽ; đa số các HTX còn yếu về năng lực tài chính dẫn đến khó khăn trong liên kết đầu tư; việc thu mua theo chuỗi còn khó do điều kiện sản xuất nhỏ lẻ; các ngân hàng thương mại chưa mặn mà với mô hình cho vay theo chuỗi, chưa có khung pháp lý trong việc chế tài, xử phạt các trường hợp vi phạm hợp đồng…

Liên quan đến vấn đề vì sao đã có liên kết nhưng hoạt động của HTX vẫn chưa hiệu quả, trước hết có thể thấy là do việc tham gia chuỗi liên kết của các HTX chưa hoàn toàn mà chỉ mới thực hiện ở khâu con giống, sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng thấp và đặc biệt các công ty cung ứng đầu vào, đầu ra chưa thật sự mặn mà với mô hình liên kết. Theo các thành viên dự án, đối với nghề nuôi tôm, dư địa để giảm chi phí, giá thành hiện vẫn còn rất lớn, chỉ cần cải thiện chỉ số FCR (hệ số thức ăn) và điện năng là người nuôi tôm có thể tiết kiệm được khoảng 6.000 đồng/kg tôm thương phẩm.

Để cải thiện chất lượng liên kết chuỗi, một trong những vấn đề quan trọng là phải sản xuất theo hướng chứng nhận quốc tế, để tăng cường truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Đối với khâu đầu vào, do nguồn vốn của người nuôi chưa đáp ứng, nên cần thúc đẩy việc huy động nguồn vốn tự có tại địa phương thông qua việc thu hút các đại lý, thương lái tham gia vào HTX, giúp các thành viên HTX có được sản phẩm chất lượng tốt còn đại lý thì có số lượng khách hàng lớn và ổn định.

Trước những băn khoăn có nên thực hiện VietGAP hay không vì giá bán sản phẩm tôm VietGAP vẫn không có khác biệt, ông Ngô Công Luận – Giám đốc HTX Nông ngư 14-10 Hòa Lời (Mỹ Xuyên) chia sẻ: “Lợi ích của VietGAP dễ thấy nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và ít tác động đến an sinh xã hội. Việc thực hiện VietGAP cũng tạo tiền đề để các HTX thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế được dễ dàng hơn. Hơn nữa, khi đã được chứng nhận VietGAP, sản phẩm của HTX luôn được phía công ty tin tưởng, sẵn sàng ưu tiên thu mua. Do đó, các HTX nếu có điều kiện thì nên làm VietGAP trước, dù có được công nhận tương đương hay không thì chúng ta vẫn có lợi hơn là không làm”.

Đồng tình với nhận xét trên, các HTX đều thống nhất rằng, làm theo chứng nhận quốc tế hay trong nước là để có thể bán được giá cao hơn, chứ không phải lúc nào cũng bán được giá cao. Bởi vì chứng nhận chỉ là điều kiện để bán được hàng, còn bán giá cao hay thấp còn tùy thuộc vào cung – cầu thị trường. Hơn nữa, một khi con tôm có được chứng nhận quốc tế, việc tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn, giá cả cũng sẽ tốt hơn và đi kèm theo đó là lợi nhuận của người nuôi và doanh nghiệp được ổn định hơn.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 02/07/2018
Tịch Chu
Kinh tế

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 02:28 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:28 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 02:28 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:28 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 02:28 06/11/2024
Some text some message..