Hội thảo nuôi tôm theo VietGAP

Quá trình nuôi tôm theo VietGAP, công tác quản lý con giống, kiểm soát dịch bệnh và quản lý các chế phẩm sinh học phải được gắn liền với nhau.

Hội thảo

Trong 2 ngày 15 và 16/10/2015, tại TP Vinh, Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợi với Sở NN-PTNT Nghệ An đã tổ chức hội thảo nuôi tôm tú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP tại các tỉnh ven biển phía Bắc.

Về dự và chỉ đạo hội thảo có TS Nguyễn Huy Điền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và đông đảo các vị lãnh đạo của các Chi cục nuôi trồng thủy sản, các Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, thành phố và các chuyên gia, doanh nghiệp cung ứng con giống, vật tư, thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng.

Theo ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã ban hành 2 bộ quy phạm VietGAP từ 68 tiêu chí (năm 2011) lên 104 tiêu chí (2014) là để giúp các địa phương thực hiện tốt nhằm hạn chế dịch bệnh, tăng tỷ lệ sống, giảm chi phí trong quá trình nuôi tôm.

Quy định có vẻ ngặt nghèo nhưng lại đảm bảo được tốt yếu tố an toàn dịch bênh, chống ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo an sinh xã hội.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với các địa phương trong toàn quốc triển khai xây dựng mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP tại 169 hộ thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Sóc Trăng... với tổng diện tích 84 ha.

Ngoài 2 mô hình bị thất bại, tất cả các mô hình còn lại đều cho năng suất từ 10 tấn/vụ/ha trở lên, thậm chí nhiều hộ nuôi theo VietGAP đạt từ 13-14 tấn/ha/vụ. Nhiều hộ nuôi tôm theo VietGAP đã thực sự làm giàu nhanh từ nghề này. Bởi tôm nuôi theo VietGAP thường dễ bán, giá cao và tăng trưởng nhanh hơn.

Tại cuộc hội thảo này, vấn đề đặt ra là phải làm sao để những người nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng phải nhận ra rằng việc nuôi tôm theo VietGAP chính là dùng các chế phẩm sinh học để thay thế cho các loại thuốc sát trùng, loại bỏ các loại kháng sinh và chất tăng trọng cấm sử dụng trong nuôi tôm ở cơ sở. Phải làm sao để người nuôi tôm hiểu được quy trình, cách sử dụng các loại chế phẩm sinh học tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất cho người nuôi tôm.

Quá trình nuôi tôm theo VietGAP, công tác quản lý con giống, kiểm soát dịch bệnh và quản lý các chế phẩm sinh học phải được gắn liền với nhau. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo các địa phương nên thành lập các tổ hợp tác hoặc các hợp tác xã để người nuôi tôm có cơ hội xử lý tốt 4 vấn đề: Giống, thức ăn, xử lý nguồn nước đầu vào, đầu ra một cách khoa học và thị trường tiêu thụ...

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tử Cương, thay mặt Hội nghề cá Việt Nam cho rằng: Nuôi tôm theo VietGAP là một tiến bộ kỹ thuật cần phải được áp dụng rộng rãi cho tất cả các địa phương có diện tích nuôi tôm nước lợ ven biển.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt mô hình nuôi tôm theo VietGAP, ngoài các yếu tố con giống, thức ăn đảm bảo an toàn dịch bệnh và các yêu cầu VSTP... một yếu tố cần phải đặc biệt quan tâm hiện nay là công tác thủy lợi cho các vùng nuôi trồng thủy sản. Công việc này hiện chưa được quan tâm đúng mức. Cái thứ hai là hiện việc phân biệt sản phẩm VietGAP với nuôi theo truyền thống chưa được rạch ròi, giá cả không chênh nhau.

Bản thân việc nuôi tôm theo VietGAP vẫn chưa thực sự mang lại năng suất vượt trội so với cách nuôi truyền thống nên không lôi kéo được người nuôi làm theo mô hình. Bản thân các hộ nuôi tôm theo mô hình cũng chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc mà VietGAP đặt ra. Nhất là việc ghi chép sổ sách đều qua loa, xong chuyện nên rất khó cho cơ quan đứng ra kiểm định...

TS Nguyễn Tấn Sỹ, Viện NTTS Trường Đại học Nha Trang cho rằng: Nuôi tôm vào thời điểm hiện nay khó hơn trước rất nhiều vì mức độ ô nhiễm hữu cơ quá lớn, dịch bệnh tăng nhanh... Một vấn đề đặt ra mà rất nhiều người nuôi tôm không biết chính là việc họ đã cho tôm ăn quá nhiều, thức ăn thừa trong hồ nuôi là một trong số các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước khiến con tôm mắc bệnh.

Bởi vậy, theo TS Nguyễn Tấn Sỹ, thì người nuôi theo mô hình VietGAP cần phải nắm rõ quy trình nuôi để cho tôm ăn một cách khoa học. Không để dư thừa thức ăn. Đồng thời phải quản lý tốt chất lượng nguồn nước: Chỉ tiêu nước ra sao? vi khuẩn, tảo ra sao? quản lý đáy, phân, thức ăn dư thừa trong ao nuôi ra sao...


Xem mô hình nuôi tôm VietGAP tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Ông Đậu Quang Hòa, một hộ trực tiếp tham gia nuôi tôm theo mô hình VietGAP tại xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, Nghệ An, nhận xét: Nuôi tôm theo VietGAP là một tiến bộ kỹ thuật cần được phổ biến và nhân rộng. Nó mang lại hiệu quả lớn cho người nuôi tôm là không phải bàn cãi.

Tuy nhiên để việc nuôi tôm theo VietGAP thành công, đề nghị các cơ quan chức năng phải giúp người nuôi quản lý thật tốt chất lượng đầu vào con giống. Bởi con giống kém chất lượng tuy không bị dịch cũng bị chậm lớn nên hiệu quả kinh tế thấp hơn mong muốn. Hiện nay công tác quản lý chưa được làm tận gốc.

"Nếu cung cấp con giống kém chất lượng thì trách nhiệm của đơn vị cung ứng giống ra sao? Không thể cứ kéo dài mãi cảnh sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi được", ông Hòa nói. 

TS Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, việc nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP ngoài việc xử lý tốt các yếu tố như dịch bệnh, môi trường, còn có tác dụng tích cực trong việc giúp các sản phẩm tôm Việt Nam vượt qua các rào cản thương mại quốc tế, nhất là khi Việt Nam thực hiện Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TTP).

Vì vậy nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ tiếp tục được triển khai, tổng kết và nghiên cứu để đưa ra quy trình khoa học và phù hợp với thực tiễn hơn nữa.

Nông Nghiệp Việt Nam, 19/10/2015
Đăng ngày 19/10/2015
Sao Mai
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 23:13 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 23:13 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 23:13 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 23:13 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 23:13 07/11/2024
Some text some message..