Lựa chọn địa điểm
- Cơ sở, vùng nuôi tôm phải nằm trong vùng quy hoạch phát triển NTTS; vị trí địa lý phải được xác định rõ ràng;
- Nên chọn nơi giao thông thuận tiện, có điện lưới, đảm bảo an ninh.
- Bờ ao chắc chắn, giữ được nước.
- Diện tích ao từ 3.000 – 10.000 m2.
- Điều kiện đầu tư ở mức trung bình, trung bình thấp.
- Ao nuôi không dùng quạt nước (bởi vì dùng quạt nước sẽ làm xáo trộn mùn bã hữu cơ dưới đáy làm ảnh hưởng đến sinh trưởng tôm nuôi).
Chuẩn bị ao nuôi
- Cải tạo ao: Đối với ao mới xây dựng: chúng ta lấy nước vào ao và ngâm 5 – 7 ngày, sau đó tháo cạn nước ra, ta tiến hành công việc này 2 – 3 lần.
Đối với ao cũ: ta tiến hành cải tạo theo 1 trong 2 cách sau:
+ Cải tạo khô: Tháo cạn nước, vét bùn, phơi khô đáy ao cho đến khi đất đáy ao nứt ra để thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa, giải phóng khí độc và khử các loài vi sinh vật không cần thiết.
+ Cải tạo ướt: Ở những vùng mà ta không tháo cạn được thì ta sục bùn lên bằng cách cho trâu bừa hoặc dùng trang cào sau khi xả lớp nước bùn này ra ngoài. Nếu có điều kiện thì dùng máy bơm áp lực mạnh rửa trôi chất thải ra khỏi ao.
- Gia cố bờ, cống ao:
+ Tu sửa lại những nơi xung yếu, lấp hết những lỗ mọi để tránh thất thoát nước, thẩm lậu.
+ Gia cố cống, làm đăng lưới chắn quanh cống, phía trong ao.
- Bón vôi: Sau khâu cải tạo ao thì tiến hành bón vôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Tùy vào giá trị pH đất ở mỗi ao nuôi khác nhau mà ta tiến hành bón lượng vôi khác nhau 1 – 3 tấn/ha (đối với vôi nông nghiệp).
- Chuẩn bị nước nuôi:
+ Lấy nước vào ao khoảng 30 cm, ta tiến hành diệt cá tạp, tùy thuộc vào độ mặn của ao nuôi mà ta sử dụng Saponin với liều lượng khác nhau.
+ Hai ngày sau khi cấp nước vào ao nuôi, gây màu nước và đo các chỉ tiêu môi trường trước khi thả giống.
Các chỉ tiêu môi trường trước khi thả tôm:
Độ kiềm: 80 ÷ 120ppm
Oxy hòa tan: > 4ppm
NH3: < 0,1 ppm
pH nước: 7,5÷ 8,5
Độ trong: 35÷ 45 cm
Độ mặn: 10 ÷ 25‰
Độ sâu của nước: 1÷ 1,2m
Màu nước: xanh lá cây pha nâu
Chọn và thả giống
Chọn giống
- Tôm sú giống phải khỏe mạnh, có ngoại hình cân đối, màu sắc tươi sáng, các phụ bộ hoàn chỉnh; không nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn Vibrio (V. Parahaemolyticus, V. Harveyi và V. Vulnificus) trong gan.
- Tôm bột từ PL12 – PL15, kích cỡ 0,9 – 1,1 cm thả vào ương là thích hợp nhất.
- Khi nuôi tôm ghép với cá, chúng ta cần thực hiện ương tôm giống khoảng 20 – 30 ngày trước khi thả nuôi. Giống tôm sú khi thả nuôi ghép cần đạt cỡ 3 – 5 cm (400 – 500 con/kg).
- Cá dìa giống thường được đánh bắt, thu gom ngoài tự nhiên, nên chọn cá có màu sắc tươi sáng, không dị hình, vây vảy hoàn chỉnh, không bị sây xát, lỡ loét. Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ tốt nhất là 20 – 25 g/con trở lên.
Thả giống
- Mật độ: Tôm sú không quá 10 con/m2 (cỡ 3 – 5 cm); Cá dìa 0,1 con/m2 (4 – 6 cm/con)
- Trước khi thả giống cần so sánh các yếu tố môi trường (pH, độ mặn, độ kiềm,...) giữa trại giống và ao nuôi để khi thả giống ta thực hiện điều chỉnh môi trường, tránh gây sốc cho đối tượng nuôi.
- Nên thả giống xuống ao nuôi vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Chọn đầu hướng gió để thả. Tôm, cá giống đựng trong các túi nilon được ngâm xuống ao nuôi khoảng 30 phút cho đến khi cân bằng nhiệt độ. Sau đó mở túi nilon cho nước vào từ từ để cân bằng môi trường rồi mới cho ra ao nuôi.
Thức ăn và cho ăn
Chỉ cho ăn đối tượng nuôi chính là tôm sú. Cho ăn 2 – 3 lần/ngày tùy theo mật độ tôm thả. Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp. Lượng thức ăn viên cho tôm ăn hàng ngày từ 2 – 10 % trọng lượng thân của tôm. Cho ăn chủ yếu vào chiều tối và ban đêm.
- Lượng thức ăn khởi điểm cho 10 vạn tôm 3 – 5 cm: 4 kg/ ngày.
+ Trong tháng đầu: cứ 4 ngày tăng lên 0,8 – 1 kg thức ăn/ngày.
+ Tháng thứ 2: cứ 3 ngày tăng lên 1 kg thức ăn/ngày.
+ Từ cuối tháng thứ 3 trở đi: cứ 4 ngày tăng 1 kg thức ăn/ngày.
Cứ 15 ngày dùng chài bắt tôm cân mẫu 01 lần để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- Lượng thức ăn trong ngày được chia ra như sau:
+ 10 giờ sáng cho ăn 30% lượng thức ăn;
+ 6 giờ tối cho ăn 40% lượng thức ăn;
+ 10 giờ tối cho ăn 30% lượng thức ăn.
- Thức ăn của cá dìa là tảo đáy, rong, mùn bã hữu cơ. Trong ao nuôi cá dìa có thể ăn thức ăn thừa của tôm.
- Thức ăn được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Có biện pháp ngăn chuột và côn trùng xâm hại.
- Ngòai chất lượng thức ăn, công tác quản lý cho ăn cũng rất quan trọng, cho ăn theo 4 định: Định chất, định lượng, định vị trí và định thời gian, giúp cho hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm cao nhất.
Quản lý môi trường ao nuôi
- Quản lý chất lượng nước trong ao:
+ Độ sâu: > 1 m, lý tưởng nhất là 1,5 m; càng sâu môi trường sống của tôm càng ổn định.
+ Màu nước: nước nên có màu xanh lá cây pha nâu, nâu vàng hoặc xanh lá chuối non.
+ Độ trong: đạt từ 40 – 60 cm trong vòng 2 tháng đầu. Đến tháng thứ 3 trở đi duy trì độ trong từ 35 – 45 cm.
+ pH: duy trì pH nước trong khoảng 7,5 – 8,5. Nếu pH thấp hơn hoặc cao hơn, thay nước và bón vôi sống (CaCO3), vôi Dolomite (CaMg(CO3)2) với tỷ lệ 150 – 300 kg/ha. pH dao động lớn hơn 0,5 đơn vị/ngày sẽ gây bất lợi cho sinh trưởng của tôm. Ngay sau khi trời mưa to, cần bón vôi xuống ao, cần rắc vôi dọc theo bờ ao.
+ Sau khi điều chỉnh pH, cần duy trì độ kiềm 80 – 120 mg/l.
- Sau khi thả tôm được 1 tháng ta có thể thay nước cho ao nuôi. Tuỳ vào con nước tốt xấu mà ta có thể tiến hành thay nước vào thời điểm nào. Mỗi lần thay nước không quá 20%.
Sau một lần lấy nước ta nên lấy túi lọc nước giặt sạch, phơi khô và lắp đặt trở lại.
Quản lý ao nuôi
- Dụng cụ chăm sóc (chài, sàng kiểm tra,…) dùng riêng cho từng ao hoặc phải khử trùng bằng Chlorine 65% (nồng độ 5g/100ml) trước khi sử dụng cho ao khác.
- Bờ ao và bờ kênh cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời những chỗ rò rỉ, thẩm lậu.
- Không chuyển tôm nghi nhiễm bệnh sang ao khác.
- Định kỳ kiểm tra các dấu hiệu ngoại quan của tôm như quan sát sự đồng đều, màu sắc, hình dạng, hoạt động bắt mồi, thức ăn trong ruột, phần chân bơi,… kết hợp kiểm tra các chỉ tiêu môi trường để nhận biết tình trạng sức khỏe của tôm. Lưu ý tìm hiểu nguyên nhân các hiện tượng tôm bám bờ, kéo đàn, nổi đầu,…
- Nếu tôm có vỏ sạch, phụ bộ đầy đủ, đường chỉ thức ăn ở lưng đều, liên tục là tôm bình thường.
- Nếu tôm giảm ăn, màu sắc thay đổi, đường chỉ thức ăn mờ, không liên tục, chim ăn cá xuất hiện, có tôm chết,… là tôm có dấu hiệu bệnh.
- Thực hiện phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên, đếm, cân đo,… để đánh giá định kỳ số lượng, khối lượng trung bình, mật độ nuôi, tỷ lệ sống và tổng sinh khối tôm, cá nuôi tại từng ao và toàn bộ cơ sở nuôi.
- Thực hiện kiểm tra, loại bỏ tôm, cá chết và ghi chép đầy đủ các thông tin