Khá lên nhờ nuôi "quái vật" ở đầm nước lợ

Chưa đầy 10 tháng, từ cá giống 5-6 lạng, khi thu hoạch đạt trung bình 4-5 kg. Nếu nuôi thêm 1 năm, cá trắm đen có chiều dài trên dưới 1 m, trọng lượng 14-15 kg…

ca tram den
Khi thu hoạch, cá trắm đen đạt trung bình 4-5kg

Vốn sống ở nước ngọt và nổi tiếng dữ dằn với kích thước lớn, trọng lượng “khủng”, từ khi được chuyển ra khu vực đầm ao nước lợ, do thích nghi với môi trường và thức ăn mới, cá trắm đen lớn vùn vụt. Chưa đầy 10 tháng, từ cá giống 5-6 lạng, khi thu hoạch đạt trung bình 4-5 kg. Nếu nuôi thêm 1 năm, chúng có chiều dài trên dưới 1 m, trọng lượng 14-15 kg…

Bên ấm trà nóng trong căn nhà dựng tạm hở tứ phía đón gió lồng lộng từ biển thổi vào ở khu vực cống Cổ Tiểu (xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), anh Phạm Văn Đang, sinh năm 1979, quê ở xã An Lư (huyện Thủy Nguyên) nhớ lại cơ duyên đưa cuộc đời anh gắn bó với cá trắm đen. Sinh ra và lớn lên ở khu vực nuôi trồng thủy sản, cả tuổi thơ của anh quanh quẩn bên những đầm, ao mênh mông.

Ngày nghỉ học, anh thường cùng chúng bạn bắt ốc, mò tôm, câu cá. Đến dịp cuối năm, lại hồi hộp chờ ngày vét đầm, vét ao để thỏa thích nhìn ngắm cũng như được tận tay bắt những con trôi, trắm cỏ, chép… nần nẫn, trọng lượng có khi lên tới vài kg.

Ngày đó, trong khu vực đầm, ao nước lợ của gia đình cũng như những hộ chung quanh, thi thoảng xuất hiện một vài con cá trắm đen “cụ”. Hôm nào được phân công ra trông đầm, cứ nghe tiếng quẫy nước ùng oàng của chúng, là thao thức cả đêm.

18 tuổi, anh Đang lên làm việc trên tàu chở than xuất khẩu. Ngày đó, dù “mang tiếng” thoát ly khỏi đồng ruộng, nhưng anh vẫn gắn bó với ao, đầm như định mệnh. Sau khi lập gia đình, vợ chồng anh thuê khu đầm rộng hơn 1 mẫu tiếp tục theo truyền thống của gia đình nuôi cá… Chồng đi biền biệt, người vợ ở nhà xoay xở với việc nhà, vừa chăm lo con cái và trông nom đầm cá. Năm 2009, có người mách bảo, anh cùng vợ lặn lội vào khu vực nuôi thủy sản nước lợ ở Nam Định. Thấy người ta nuôi đại trà trắm đen, trong chưa đầy nửa năm, con nào con nấy to bằng bắp chân người lớn. Từ “tròn mắt ngạc nhiên”, vợ chồng anh mê tít và quyết định học hỏi kinh nghiệm cũng như mô hình nuôi cá trắm đen nước lợ để về đầu tư tại quê nhà.

thuc an ca
“Khoảng 3 tháng trước khi thu hoạch, ước tính mỗi ngày phải chi 7-8 triệu đồng tiền thức ăn cho cá”. Ảnh: Trung Kiên

“Đưa cá trắm đen ra nuôi ở khu vực nước lợ là quyết định thay đổi cuộc đời tôi”- anh Đang tâm sự: “Hồi đầu, gia đình, bạn bè phản đối ghê gớm bởi không nhiều người tin có thể nuôi trắm đen theo phương pháp công nghiệp, nhất là ở khu vực nước lợ. Loài cá này vốn rất dữ dằn, mỗi ao nhiều lắm chỉ có 4 con, mỗi con chiếm cứ một góc và sẵn sàng “xử” nếu có con cá khác mon men lại gần. Với lại, ngày đó giống cá còn hiếm, rất khó tìm mua!”. Từ khi quyết định nuôi cá trắm đen đến nay, trải qua 7 vụ cá, anh liên tục trúng lớn.

Với số tiền thu được từ loài cá được mệnh danh là “quái vật” vùng sông nước này, anh thuê thêm diện tích đầm ở xã An Lư, khu vực cống Cổ Tiểu. Không còn cọc cạch chiếc xe máy cà tàng như trước, vợ chồng anh sắm chiếc ô-tô bán tải qua lại như con thoi giữa 2 huyện chăm sóc đàn cá trắm đen lên tới hàng chục nghìn con.

Nhớ lại những ngày tháng khởi nghiệp với nghề nuôi cá trắm đen nước lợ, sự xúc động hiện rõ trên gương mặt và ánh mắt của anh Đang: “Lúc còn làm trên tàu, tháng nào lương cũng đều đặn 15-20 triệu đồng nhưng chẳng đưa cho vợ con đồng nào, bởi quy hết thành cá giống và thức ăn. Sau đó, tiền thu từ bán cá lại đầu tư ngược thuê thêm ao đầm, cải tạo bờ be, sắm máy sục khí chìm tạo ô-xi…”.

Lúc đầu, vợ chồng anh Đang cho cá ăn chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp kèm ốc vặn, ốc bươu vàng. Tuy nhiên, nếu cho ăn nhiều thức ăn công nghiệp, cá tuy mau lớn nhưng thịt nhạt và bở. Còn chủ yếu cho ăn ốc, cá chậm lớn, hiệu quả kinh tế không cao. Sau này, anh cho cá ăn don dắt, không ngờ chúng hợp với loại thức ăn quê mùa này đến vậy. Trong khi đó, thịt cá vừa chắc lại thơm ngon chẳng khác loại sinh sống trong môi trường tự nhiên là mấy.

Với thời giá hiện nay, riêng tiền thức ăn nuôi cá tiêu tốn của vợ chồng anh trên dưới 3 triệu đồng/ngày. “Khoảng 3 tháng trước khi thu hoạch, ước tính phải chi đến 7-8 triệu đồng/ngày”- Anh Đang chia sẻ.

tram den
Trắm đen là loài cá dữ nền khu vực cho ăn phải kè bờ chắc chắn

Tuy chi phí tốn kém, nhưng bù lại, cá trắm đen bán được giá. Loại từ 3 kg trở lên, bán cho thương lái với giá 90.000 đồng/kg. Từ 4 kg, giá 100.000 đồng/kg. Còn trên 10 kg, từ 140.000 đồng/kg trở lên. Tính ra, một sào ao đạt độ sâu ít nhất 1,5 mét, có thể nuôi với mật độ 200 con. Trừ chi phí cá giống (100.000 đồng/kg), thức ăn, nhân công, điện… trung bình mỗi con đạt 5kg trở lên được bán ra với giá 500.000 đồng, thu lãi tới 60% (300.000 đồng/con).

“Nếu “xuôi chèo mát mái” và “trời thương”, sau 1 năm, 1 sào có thể cho thu nhập tới 60 triệu đồng. Mà cá trắm đen hiện ít người nuôi nên không có chuyện ế hay bị thương lái ép giá. Quen mối, mỗi khi thu hoạch đầm cá, ô-tô vào ra nườm nượp”- anh Đang cho biết.

Hải Phòng Online/Vnmoney, 23/04/2016
Đăng ngày 24/04/2016
Thái Phan
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 17:36 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 17:36 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 17:36 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 17:36 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 17:36 26/11/2024
Some text some message..