Khánh Hòa tận dụng mọi thế mạnh để nuôi biển

Ngành nông nghiệp Khánh Hòa đang triển khai đồng bộ các giải pháp nuôi biển hiệu quả và bền vững, phát huy tiềm năng và thế mạnh vốn có.

Khánh Hòa tận dụng mọi thế mạnh để nuôi biển
Thu hoạch cá chim vây vàng nuôi lồng công nghệ Na Uy tại vịnh Vân Phong, Khánh Hòa.

Phóng viên có buổi trao đổi với ông Võ Nam Thắng, PGĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa.


Ông Võ Nam Thắng, PGĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa.

Thưa ông, tiềm năng nuôi biển của tỉnh Khánh Hòa được biết là rất lớn?

Khánh Hòa có 385 km đường bờ biển và hơn 200 đảo lớn nhỏ, 3 vịnh gồm Nha Trang, Vân Phong và Cam Ranh, 2 đầm phá: Thủy Triều và Nha Phu tương đối kín gió là lợi thế tốt để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn là trung tâm sản xuất giống thủy sản tại khu vực miền Trung. Đối tượng sản xuất giống thủy sản chủ yếu là tôm sú và tôm chân trắng. Ngoài ra, còn có các đối tượng thủy sản khác như: ốc hương, cá biển, tu hài, cua, hải sâm… Nguồn giống thủy sản của Khánh Hòa cung cấp cho nhu cầu của địa phương và xuất đi các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang, Long An, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh…

Trong nuôi biển, Khánh Hòa có thế mạnh nuôi các đối tượng chính như tôm hùm và các loại cá biển như cá giò, cá chim vây vàng, cá mú… tập trung tại 4 vùng nuôi chính là huyện Vạn Ninh, TX Ninh Hòa, TP Nha Trang và TP Cam Ranh. Cụ thể, nếu năm 2009 toàn tỉnh có 19.705 lồng nuôi tôm hùm thì đến năm 2018 đạt 57.260 ô lồng thả nuôi. Đối với nuôi cá biển như cá giò, cá chim vây vàng, cá hồng, cá chẽm, cá mú... cũng có sự tăng mạnh về cả số lượng lồng bè và sản lượng nuôi. Năm 2010 mới chỉ có 3.502 lồng với 904 tấn thì đến năm 2017 đã tăng lên 9.022 lồng với hơn 3.145 tấn.

Bên cạnh đó, nuôi ốc hương bằng hình thức đăng, lồng cũng phát triển diện tích khá mạnh, lan tỏa nhiều vùng nuôi trong toàn tỉnh. Đặc biệt, nói đến nuôi biển ở Khánh Hòa còn phải kể đến nuôi vẹm xanh, tu hài, trai ngọc, hàu, rong biển… Trong đó, vẹm xanh và rong biển là 2 đối tượng có ý nghĩa lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của người dân ven biển. Còn hàu Thái Bình Dương là đối tượng nuôi mới, hiện mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Sự phát triển của nghề nuôi biển đã có sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của toàn ngành thủy sản.

Trong quá trình nuôi biển, Khánh Hòa có vướng mắc gì?

Thời gian qua chúng tôi đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều giải pháp để tổ chức quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản và đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên trong nuôi trồng thủy sản cũng đã phát sinh một số tồn tại, vướng mắc. Cụ thể, vấn đề về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các quy định và quy chế quản lý chất lượng con giống, chất lượng sản phẩm nuôi trồng, quản lý vùng nuôi theo hướng tạo sản phẩm an toàn vệ sinh tuy đã ban hành nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Nguồn giống một số đối tượng hải sản như tôm hùm trong nước chưa sản xuất được phải phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên và nhập khẩu nên giá quá cao và không chủ động được thời gian nuôi.

Công tác triển khai quy hoạch chi tiết tại các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh triển khai còn nhiều tồn tại, sự phối hợp của cơ quan liên quan thời gian qua chưa được gắn kết. Trong khi đó, việc hỗ trợ của Nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm đúng mức dù nuôi biển tại Khánh Hòa được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn.

Bên cạnh đó, việc nuôi biển tại một số vùng bắt đầu ảnh hưởng đến môi trường do mật độ nuôi dày, quy trình cho ăn, xử lý chất thải trong quá trình nuôi chưa đảm bảo. 

Thiên tai, mưa bão nhiều cũng ảnh hưởng lớn. Bão số 12 vào cuối năm 2017, thiệt hại nuôi trồng thủy sản rất nặng, nhiều người trắng tay. Vấn đề nuôi biển kiểu truyền thống, bằng bè gỗ cho thấy không thể chống chịu, thích ứng được với thiên tai.

Cho nên cần có thay đổi, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, vật liệu làm lồng chịu được sóng gió.

Để phát triển nuôi biển hiệu quả và bền vững, Khánh Hòa có định hướng gì trong thời gian tới?

Trước mắt chúng tôi sẽ quy hoạch chi tiết mặt nước các vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh và đầm Nha Phu.

Trong đó ưu tiên phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm hùm lồng và cá biển; khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp nuôi thủy sản trong và ngoài nước hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và ứng dụng công nghệ cao vào nuôi biển, phát triển theo hình thức hữu cơ, sinh thái, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo sức tải môi trường.

Bên cạnh đó, sẽ phối hợp với cơ quan nghiên cứu khoa học đóng trên địa bàn tỉnh nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo một số giống thủy sản có giá trị kinh tế cao: động vật thân mềm như bào ngư, ốc nhảy, điệp seo, bàn mai...; da gai (hải sâm, nhum sọ...); giáp xác (tôm hùm, tôm vỗ, cua...); cá biển (cá mú, cá bè...) để chủ động nguồn giống, thích ứng môi trường sinh thái, nuôi hiệu quả. Đồng thời khuyến khích người dân sử dụng lồng làm bằng vật liệu HDPE có thể chịu được sóng to, gió lớn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản biển như: Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản…

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản biển.

Hình thành liên kết chuỗi giữa người nuôi trồng thủy sản với các đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc...) và các doanh nghiệp thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh thủy sản và sản phẩm có nguồn gốc từ thủy sản. Hiện tỉnh Khánh Hòa đã hình thành được 1 HTX nuôi trồng thủy sản tại Bình Ba (xã Cam Bình, TP Cam Ranh); hình thành được 6 tổ, đội liên kết nuôi trồng thủy sản tại đảo Trí Nguyên, phường Vĩnh Nguyên (TP Nha Trang), với hơn 100 hộ nuôi lồng bè tham gia.

"Chúng tôi khuyến khích hỗ trợ ưu tiên sử dụng lồng làm bằng vật liệu HDPE, đáp ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu. Cũng như xây dựng các vùng nuôi khơi, các vùng lồng bè công nghiệp tập trung áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, vật liệu làm lồng có thể chịu được sóng gió. Tại Khánh Hòa hiện có Cty TNHH Thủy sản AUSTRALIS đã nuôi quy mô công nghiệp, sản lượng hàng năm đạt 2.000 - 2.500 tấn. Và trang trại NTTS của Viện Nghiên cứu NTTS 1, sản lượng đạt 350 - 400 tấn".

(Ông Võ Nam Thắng)

NNVN
Đăng ngày 26/06/2019
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 12:03 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 12:03 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:03 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 12:03 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 12:03 15/11/2024
Some text some message..