Khi ngư dân bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Ngư dân chọn các nghề ít ảnh hưởng đến nguồn lợi như nghề ốc mực, góp công bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

nghề ốc mực
Ngư dân tại cửa biển Ba Tỉnh, xã Khánh Bình Tây Bắc đa số làm nghề ốc mực, ít ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản.

Với khoảng 4,8 km đường bờ biển, phần lớn người dân xã ven biển Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau làm nghề khai thác thuỷ sản. Hiện chính quyền địa phương đang tích cực phối hợp với ngành chức năng thực hiện nhiều giải pháp vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế, như thành lập HTX , THT đồng quản lý... vừa nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong ngư dân.

Có điều kiện phát triển kinh tế biển nên những năm qua, chính quyền địa phương đã tích cực phối hợp cùng với ngành chức năng triển khai nhiều dự án, giải pháp nhằm phát huy lợi thế, nâng đời sống người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Khai thác thuỷ sản kết hợp với bảo vệ nguồn lợi đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản ven bờ là điều kiện khó khăn mà xã Khánh Bình Tây Bắc cần giải quyết, bởi kinh tế đóng vai trò rất quan trọng của địa phương.

Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc Bùi Chí Ngạn cho biết: “Để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích người dân đánh bắt xa bờ, không khai thác theo kiểu tận diệt. Đồng thời, thành lập HTX và tổ đồng quản lý (bao gồm ngư dân xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc) nhằm khai thác hiệu quả cũng như ngăn chặn hành vi khai thác trái phép”.

Ông Trần Quốc Danh, ấp Mũi Tràm, cho biết: “Mặc dù HTX chưa chính thức hoạt động do còn cần một số thủ tục pháp lý nhưng đây là giải pháp tốt để người dân chúng tôi cùng nhau khai thác và bảo vệ nguồn lợi. Khi HTX hoạt động, chúng tôi có thể thuê diện tích mặt nước, khi đến mùa thì khai thác theo đúng quy định của pháp luật”.

“Việc thành lập HTX là cần thiết để việc khai thác hải sản của ngư dân được ổn định. Khi ấy, HTX được thuê diện tích mặt nước để khai thác hải sản hợp lý, tránh được tình trạng khai thác theo kiểu huỷ diệt làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Đây cũng chính là điều kiện để nâng cao đời sống của ngư dân bởi những thành viên HTX đều là người địa phương, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của xã”, ông Bùi Chí Ngạn cho biết. 

Không chỉ thành lập HTX khai thác ven bờ, hiện ngành chức năng đã thực hiện dự án thả san hô nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thuỷ, trong đó có nhiều khu vực gần bờ đi qua địa phận xã. Nhiều ngư dân đã tham gia vào tổ đồng quản lý nhằm vừa bảo vệ và khai thác hiệu quả nguồn lợi mà những rạn san hộ này mang lại trong thời gian tới. Đây là dự án nhận được sự đồng thuận lớn từ ngư dân địa phương bởi nó tác động trực tiếp vào lợi ích của chính họ.

Ông Trương Văn Sấm, ấp Mũi Tràm B, nói: “Tôi cũng có làm nghề lú nhưng những năm gần đây thì hiệu quả khai thác rất thấp do nguồn hải sản ngày một giảm mà hiện mình đã tham gia tổ đồng quản lý nên đã tính đến việc ngừng không làm lú nữa. Gia đình có một số tàu hành nghề ốc mực nên duy trì nghề này do đây là mô hình ít gây ảnh hưởng đến nguồn lợi. Sau này sẽ tính đến hoạt động khai thác cũng như làm dịch vụ khi mô hình thả rạn san hô phát huy hiệu quả”.

Ông Trương Văn Sấm, ấp Mũi Tràm B, nói: “Các thành viên tổ đồng quản lý thời gian qua đã cùng với ngành chức năng vận chuyển rạn san hô đến địa điểm thả cũng như thực hiện việc bảo vệ để nó có thể tái tạo nguồn lợi hải sản. Những thành viên tổ đồng quản lý có thể khai thác theo đúng quy định nguồn lợi hải sản mà các rạn san hô mang lại đồng thời với đó là bảo vệ, ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép”.

Ông Bùi Chí Ngạn thông tin thêm: “Mô hình tổ đồng quản lý này là hướng đi hợp lý bởi nó tạo điều kiện để ngư dân địa phương có thể khai thác và tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Các tổ viên sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc ngăn ngừa, phát hiện, truy bắt và xử lý những hành vi vi phạm trong việc khai thác bất hợp pháp, khai thác không đúng quy định. Khi nhận thấy quyền lợi của mình từ dự án thì họ sẽ tích cực bảo vệ”.

Để phát huy hiệu quả các dự án, mô hình đã được triển khai, ông Bùi Chí Ngạn cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc bảo vệ nguồn lợi hải sản, bảo vệ các rạn san hô. Bên cạnh đó là khuyến khích và tạo điều kiện cho ngư dân chuyển đổi ngành nghề, giảm số lượng tàu thuyền công suất nhỏ nhằm giảm cường độ khai thác ven bờ, đồng thời phối hợp với ngành chức năng giám sát hoạt động khai thác thuỷ sản của ngư dân, nhất là khai thác ven bờ”.


Báo Cà Mau
Đăng ngày 22/07/2020
Đặng Duẩn
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Lặn biển đêm bắt hải sâm gai: Nghề mưu sinh độc đáo của ngư dân Phú Quý

Lặn biển ban đêm để bắt hải sâm gai là một nghề truyền thống độc đáo của ngư dân đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hoạt động này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Thợ lặn biển
• 09:58 22/04/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 09:59 24/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 10:01 20/03/2025

Thu "đậm" sau mùa cá cơm tại Quảng Nam

Mùa cá cơm sau Tết mang lại niềm vui lớn cho ngư dân Quảng Nam khi sản lượng dồi dào, giá cả ổn định. Những chuyến tàu đầy ắp cá không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động ven biển.

Cá cơm
• 09:42 04/03/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 11:22 24/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 11:22 24/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 11:22 24/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 11:22 24/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:22 24/04/2025
Some text some message..