Nhu cầu khoáng chất của tôm thẻ chân trắng
Khoáng chất với tôm là thành phần chính của lớp vỏ- bộ xương ngoài cứng cáp bảo vệ cơ thịt tôm, giúp cân bằng áp suất thẩm thấu của tôm với môi trường, là thành phần của các mô cơ quan, là chất xúc tác quá trình truyền xung động thần kinh và co cơ. Khoáng chất còn đóng vai trò là những thành phần thiết yếu trong cấu tạo của các enzyme, vitamin, các hoocmon. Những ion vi lượng này cũng là nguyên liệu để hoạt hóa các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể tôm.
Các ion vi lượng dù chỉ tồn tại một lượng nhỏ cũng gây ảnh hưởng rất lớn khi bị thiếu hụt. Do tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng sống chung trong môi trường có mật độ cao, vì vậy mà nhu cầu khoáng chất trở nên vô cùng bức thiết. Bên cạnh đó, tôm nuôi trong môi trường nước một thời gian thì lượng khoáng chất sẽ bị cạn kiệt dần, cộng thêm vốn dĩ tôm thẻ chân trắng khi nuôi ở độ mặn thấp đã có hàm lượng khoáng vi lượng thấp sẵn. Do vậy mà trong quá trình nuôi tôm cần bổ sung một lượng khoáng chất để bù đắp vào lượng khoáng mất đi giúp tôm cứng vỏ, dễ lột xác, hạn chế các hiện tượng đục cơ, cong thân, mềm vỏ.
Tôm hấp thu khoáng chất như thế nào?
Việc bổ sung khoáng cho tôm cũng giống như khi bón phân cho cây. Rễ cây được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cùng lúc nhưng lại không hấp thu được bao nhiêu, cây chỉ có thể hấp thu được khi hệ vi sinh vật trong rễ biến khoáng chất thành các phức chất hữu cơ. Với tôm cũng vậy, việc khoáng chất được cung cấp mà tôm có thể hấp thu được hay không hầu như là đều nhờ vào các nhóm vi khuẩn. Các vi khuẩn này tạo cho đường ruột một môi trường acid yếu, là điều kiện để các Chelates (dạng khoáng vô cơ kết hợp với một thành phần hữu cơ như acid amin hay protein, không phân ly khi vào trong đường tiêu hóa) hình thành.
Tôm có nhiều cách để hấp thu khoáng chất một cách trực tiếp, qua đường tiêu hóa khi khoáng được bổ sung vào thức ăn, qua mang tôm khi tiếp xúc với khoáng tạt trong môi trường nước. Độ mặn sẽ quyết định hàm lượng khoáng chất trong nước, từ đó mà ảnh hưởng đến sự hấp thu của tôm. Ở độ mặn thấp, nước không chứa nhiều ion khoáng. Trong quá trình nuôi, hàm lượng khoáng chất mất đi còn có thể do sự hấp thụ phần nào của đất, quá trình thu hoạch tôm, thoát nước khi thu hoạch và rò rỉ, những trường hợp này làm thay đổi hàm lượng khoáng trong ao. Khi tôm bị mềm vỏ hoặc lột vỏ kéo dài mà không lột xác hoàn toàn được, đó là do thiếu các ion Ca, Mg, P đã bị thất thoát khi nuôi. Từ đó, người nuôi phải đánh giá thường xuyên hàm lượng khoáng chất để bổ sung kịp thời khi thiếu hụt.
Hiệu quả khác biệt của Ryolit
Ryolit chứa đầy đủ các ion khoáng vi lượng nhất là Ca, Mg và P với hàm lượng rất phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của tôm. Do có nguồn gốc tự nhiên, không gây hại nên các ion này ở dạng dễ hấp thu nhất, và được tôm hấp thu một cách trực tiếp khi bổ sung. Bên cạnh đó, có một sự khác biệt là khoáng Ryolit không chỉ có tác dụng trên tôm mà còn hỗ trợ tích cực sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đường ruột. Vi khuẩn cũng cần khoáng chất như tôm, các nguyên tố khoáng vi lượng này cũng là một thành phần không thể thiếu, giúp vi khuẩn có lợi tồn tại và trao đổi chất để phát triển. Nếu hệ vi sinh vật đường ruột này phát triển ổn định thì khoáng chất mà tôm lấy được sẽ được chuyển hóa sang dạng chelates mà tôm có thể hấp thu một cách triệt để. Hơn nửa, hệ vi sinh vật ngoài môi trường cũng sẽ được tái tạo nhờ các ion khoáng này, giúp làm sạch và giữ ổn định môi trường nước.
Quá trình cứng vỏ sau lột xác của tôm cần khoáng chất, tôm sống và hoạt động tốt trong môi trường cũng nhờ khoáng chất làm “chất liệu” tạo ra năng lượng sống. Do đó, Ryolit được bổ sung vào những thời điểm cần thiết sẽ kích thích hệ enzyme của tôm hoạt động mạnh mẽ, đảm bảo cho các quá trình sinh lý trong cơ thể, giúp tôm chống sốc do các bất lợi từ môi trường. Tôm phát triển khỏe mạnh, linh hoạt, phản ứng lanh lẹ hơn. Hơn nữa Ryolit còn hỗ trợ quá trình thẩm thấu, tăng tỷ lệ sống cho tôm và làm màu sắc tôm trở nên bắt mắt hơn.
Các phương pháp bổ sung khoáng chất vào nước sẽ cho hiệu quả cao hơn so với bổ sung vào chế độ ăn. Định kỳ 7-10 ngày một lần là thời gian thích hợp để bổ sung khoáng Ryolit cho tôm với liều khoảng 1-2kg cho 1000m3 nước, nhằm duy trì nồng độ tối ưu của khoáng chất và các ion. Trong trường hợp tôm yếu, chậm chạp cần tăng liều cao hơn để đảm bảo đủ nhu cầu khoáng. Tôm thẻ chân trắng thường lột xác vào ban đêm nên khoáng chất sử dụng lúc 22-24 giờ là tốt nhất. Sau khi lột xác, nhu cầu khoáng chất của tôm sẽ tăng lên gấp 2 lần vì tôm phải tăng cường hấp thu để tạo vỏ mới, kết hợp với quạt nước cung cấp oxy liên tục cho tôm. Mức ion trong các ao có độ mặn thấp phải được nâng lên để phù hợp với nồng độ của chúng trong nước có độ mặn cao.
Với quy cách dễ sử dụng, bao bì, nhãn hiệu đẹp mắt, Ryolit từ rất lâu đã được bà con nuôi tôm các tỉnh miền Tây tin dùng và cho hiệu quả hơn cả mong đợi. Ryolit tận lực hỗ trợ tốt cho quá trình lột xác của tôm, hơn thế nửa là ngăn chặn các nguy cơ mắc bệnh cong thân, đục cơ trên tôm do thiếu khoáng. Khoáng vi lượng Ryolit còn đặc biệt hơn là có khả tái tạo lại hệ vi sinh vật trong nước, vừa cải thiện và đảm bảo sức khỏe tốt cho tôm nuôi vừa làm sạch môi trường nước. Chắc chắn khoáng vi lượng Ryolit sẽ không làm bà con thất vọng ngay trong lần sử dụng đầu tiên!