Khởi động vụ tôm mới

Năm 2018, giá tôm nuôi của người dân các xã Phổ Quang, Phổ An (Đức Phổ) bán ra không cao. Tuy nhiên, năm nay người nuôi tôm ở các địa phương này vẫn tích cực cải tạo ao, hồ để nuôi trồng, bởi đây là nghề đã gắn bó với họ và đem lại nguồn thu để phát triển kinh tế gia đình.

Khởi động vụ tôm mới
Bà con đang vệ sinh hồ để chuẩn bị bước vào vụ tôm mới.

Chuẩn bị cho vụ mới

Sau khi thu hoạch vụ tôm trước Tết, ông Võ Đông Ý, thôn Bàn An, xã Phổ Quang lại tiếp tục khử trùng, cải tạo ao để nuôi vụ tiếp theo. Ông Ý cho biết: “Vùng cát, mình nuôi quanh năm, vì nó không phụ thuộc nhiều về thời tiết. Ai có sức thì cứ nuôi thôi.

Vụ cuối năm vừa qua, tôi thả nuôi một số hồ và đã thu hoạch trước Tết hơn một tháng. Sau đó, tôi cho nghỉ để vệ sinh, rồi mới thả nuôi lại. Nghề này nuôi sống gia đình, nên phải làm thật kỹ lưỡng mới mong có thu nhập được”.

Giống như ông Ý, tuy còn những lứa tôm cũ, nhưng ông Hồ Thanh Ti cũng đang gấp rút để thu hoạch vụ cũ và chuẩn bị con giống cho vụ mới. Với 4 hồ nuôi rộng hơn 5.000m2, vụ này ông Ti dự định sẽ thả nuôi hơn 20 vạn tôm thẻ chân trắng giống. Chi phí ban đầu ước tính gần 2 tỷ đồng. “Chi phí đầu tư ban đầu khá cao, nhưng ai đã nuôi tôm thì đều phải bỏ ra chi phí như vậy. Lúc thu về, giá cao thì lãi từ 500 - 700 triệu đồng/vụ, còn nếu giá thấp thì coi như huề vốn”.

Với người nuôi tôm ở xã Phổ Quang, Phổ An, việc nuôi tôm ở vùng cát luôn có những ưu điểm hơn so với vùng triều. Do đó, họ chia ra nuôi thành nhiều vụ xen kẽ với nhau. “Vùng cát không tốn nhiều công cải tạo hồ, chất lượng tôm nuôi cũng cao, tôm ít dịch bệnh, ít bị thiệt hại do mưa lũ, nên rất nhiều người chọn nuôi ở vùng cát”, ông Thiều Quang Tân, người nuôi tôm ở thôn Bàn An, cho biết.

Nâng cao sản lượng và chất lượng tôm nuôi

Chủ tịch UBND xã Phổ Quang Võ Văn Xinh cho biết: Năm 2018, tổng diện tích nuôi tôm của xã lên đến hơn 62ha. Sản lượng tôm của toàn xã lên đến hơn 950 tấn, tăng hơn 200 tấn so với kế hoạch. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng tôm nuôi, chính quyền xã luôn khuyến cáo người dân nuôi theo đúng kỹ thuật; đồng thời cải tạo hồ, sử dụng nguồn nước sạch để tránh tình trạng tôm bị dịch bệnh, dẫn đến thất thu.

Với xã Phổ An, tuy diện tích nuôi tôm không lớn, nhưng hầu hết người dân ở 4 thôn của xã đều tổ chức nuôi. Thời gian đến, xã vẫn giữ nguyên diện tích nuôi tôm trên cát, đồng thời kết hợp nuôi thêm cá bớp, ốc hương, làm phong phú thêm sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản của địa phương.

Chủ tịch UBND xã Phổ An Huỳnh Thanh Thao cho biết: “Năm 2018, xã có hơn 31ha nuôi tôm, sản lượng đạt hơn 840 tấn. Điều đó cho thấy, con tôm có một vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế của người dân và địa phương. Thời gian đến, xã sẽ có những định hướng để phát triển xen canh thêm các loại vật nuôi mới như ốc hương, cá bớp để làm phong phú sản phẩm, phát triển mạnh về kinh tế cho người dân”.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 22/02/2019
Đình Diệu
Nuôi trồng

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Đối đầu nhiều thử thách lớn trên đường nuôi tôm về cỡ lớn

Nuôi tôm đến cỡ lớn luôn đi kèm với nhiều thử thách lớn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và kỹ thuật cao. Một trong những thách thức phổ biến là kiểm soát môi trường ao nuôi, đặc biệt về chất lượng nước, độ pH và hàm lượng oxy hòa tan.

Tôm thẻ
• 09:46 16/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 10:21 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 10:21 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 10:21 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 10:21 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:21 18/10/2024
Some text some message..