Khúc sông chừng 500m thu hàng tỷ đồng/năm

Khoảng hơn 10 năm nay, nghề nuôi cá lồng bè được duy trì và phát huy hiệu quả tại thôn Sông Nam, xã Thạch Sơn (Thạch Hà – Hà Tĩnh). Từ một khúc sông khoảng 500m, người dân nơi đây thu về nhiều tỷ đồng mỗi năm.

Khúc sông chừng 500m thu hàng tỷ đồng/năm
Người dân thôn Sông Nam có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm từ khúc sông này

Năm 2005, người dân thôn Sông Nam đã thử nghiệm nuôi cá lồng bè với không ít những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu. Thế nhưng, lứa đầu tiên đã mang lai tín hiệu vui với những con cá hồng, cá chẽm có trọng lượng khá lớn, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Hiệu quả bước đầu đó đã khơi dậy phong trào nuôi cá lồng bè cho cả thôn. Đến nay, toàn thôn có 75 hộ nuôi, đưa lại tổng thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.


Chuẩn bị thức ăn cho cá.

Đang thoăn thoắt cắt những con cá mu, cá ve làm thức ăn cho cá, chị Nguyễn Thị Phượng - một hộ nuôi cá lồng từ khá sớm, phấn khởi: “Thấy một số gia đình nuôi hiệu quả nên năm 2010, gia đình tôi cũng đầu tư một bè 6 ô (mỗi ô từ 9 - 12m2), chủ yếu là thả cá hồng và cá chẽm. Cá dễ nuôi, cho thu nhập khá nên năm 2015, tôi lại đầu tư thêm, nâng lên thành 20 ô. Cứ nuôi và thu hoạch dần theo nhu cầu của khách hàng, mỗi năm gia đình cũng có thu nhập trên 100 triệu đồng. Có nguồn thu ổn định từ cá, chúng tôi đã tích lũy xây được nhà cửa khang trang, mua sắm được các thiết bị hiện đại”.


Chăm sóc cá nuôi lồng

Anh Trần Quốc Khánh - hộ nuôi kế bên cho biết: “Tôi nuôi cá lồng từ 7 năm nay, trên diện tích khoảng 60m2. Cá giống được mua về từ Cửa Lò (Nghệ An), ương lên và lựa chọn kích cỡ để bố trí vào các lồng cho hợp lý. Lúc cá còn bé, cứ mỗi 10 ngày, chúng tôi phải thay lồng một lần, làm vệ sinh sạch sẽ để tạo độ thoáng tốt nhất cho cá. Khi cá lớn, khoảng 2 tháng một lần, lồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ. Nhờ nuôi bằng thức ăn tươi, sạch, vệ sinh lồng thường xuyên nên cá lớn nhanh, ít bệnh, được khách hàng ưa chuộng".


Vệ sinh vùng nuôi được thực hiện thường xuyên

Không riêng gì gia đình chị Phượng, anh Khánh, mà hàng chục hộ dân thôn Sông Nam có thu nhập ổn định từ một vùng mặt nước ngay tại con sông quê mình. Điển hình như anh Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Văn Thưởng, Nguyễn Văn Bình… là những hộ có thu nhập rất cao từ nuôi cá lồng bè.

Không mất nhiều thời gian, có thể nuôi, bán “lai rai” suốt cả năm nên người dân rất phấn khởi. Không ai bảo ai, mỗi gia đình nuôi cá lồng bè Thạch Sơn đều ý thức cao trong các khâu chọn giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi… Nhờ vậy, thương hiệu cá hồng, cá chẽm Thạch Sơn ngày càng nổi tiếng và luôn được các nhà hàng lựa chọn.


Nhiều hộ dân xây dựng được nhà cửa khang trang nhờ tích lũy thu nhập từ nuôi cá.

Trưởng thôn Sông Nam Nguyễn Văn Đức cho biết: “Nghề nuôi cá lồng bè thực sự đã đem lại thu nhập tốt cho các hộ dân. Không có con số thống kê chính xác, nhưng mỗi năm thôn chúng tôi thu nhập hàng tỷ đồng từ khúc sông này. Bản thân gia đình tôi cũng nuôi 6 ô, sau hơn 1 năm, mỗi ô cho năng suất hơn 3 tạ. Trước tết, tôi thu 5 tạ, bán được 70 triệu đồng. Hiện còn khoảng 1,5 tấn chưa bán, tôi cũng đang còn một khoản tiền khá lớn”.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 24/05/2018
Chính Thu
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 08:27 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 08:27 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 08:27 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:27 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 08:27 26/11/2024
Some text some message..