Khủng hoảng tôm nuôi - SOS!

Dịch bệnh tràn lan, tôm chết hàng loạt, chi phí đầu vào tăng mạnh, người nuôi và doanh nghiệp cạn vốn..., ngành tôm đang tiến thoái lưỡng nan. Các cơ quan nhà nước liên quan nhìn nhận lại vai trò của mình và có những hỗ trợ cụ thể, thiết thực.

Nguoi nuoi tom
Người dân vẫn phải loay hoay với con tôm. Ảnh tepbac.com

Khó chồng khó

Chỉ trong 6 tháng đầu năm, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hai hội nghị bàn chuyện cứu tôm, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tôm. Đích thân Bộ trưởng đã đi thị sát tình hình tôm chết và huy động tổng lực cứu tôm tại nhiều tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa như mong muốn.

Tại tỉnh Trà Vinh, tính đến hết tháng 8, diện tích tôm chết đã lên đến gần 9.000 ha, thiệt hại khoảng 15.000 tấn tôm thương phẩm, tương đương gần 2.300 tỷ đồng; nhiều nông dân tiếp tục thả nuôi lấp vụ gần 5.886 ha tôm, nhưng tôm vẫn chết tràn lan. Tại tỉnh Sóc Trăng, huyện Trần Đề đã có khoảng 90% trong số 3.000 ha nuôi thâm canh bị thiệt hại.

Từ đầu năm đến nay, diện tích tôm chết tại ĐBSCL đến vài chục nghìn ha, thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Đã có nhiều nhà khoa học trong ngoài nước, lãnh đạo bộ, ngành, viện, trường… liên quan tổ chức khảo sát, tìm nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị… nhưng tình thế nhìn chung vẫn bế tắc. Đến thời điểm này, việc khống chế dịch bệnh tôm vẫn bất thành.

Việc các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản nhập tôm nguyên liệu nước ngoài về sản xuất đã diễn ra nhiều năm nay. Trước đây do nhu cầu xuất khẩu tăng mà nguồn nguyên liệu trong nước (chủ yếu tôm sú) ít, các doanh nghiệp phải tăng cường nhập, dù với giá cao hơn. Nhưng đến nay, bất chấp vụ thu hoạch trong nước đang diễn ra, nỗ lực nhập khẩu vẫn không giảm. Đặc biệt tôm thẻ chân trắng đã được nuôi đại trà ở ĐBSCL với sản lượng lớn, nhưng nhiều doanh nghiệp chế biến vẫn nhập khẩu (từ Thái Lan, Ấn Độ) với lý do “giá tôm nhập khẩu thấp hơn giá thu mua trong nước” và “đảm bảo vấn đề dư lượng kháng sinh”.

Theo cơ quan chức năng Thái Lan, chỉ 4 tháng đầu năm 2012, lượng tôm nguyên liệu xuất sang Việt Nam đã gần 3.000 tấn, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2011. Giá tôm thẻ chân trắng của Thái Lan thấp hơn giá tôm cùng loại ở ĐBSCL khoảng 1 USD/kg (khoảng 30%).

Thực tế tôm nuôi trong nước dù bán giá cao hơn tôm Thái Lan nhưng người nuôi vẫn lỗ, giá bán thấp hơn giá thành sản xuất.

Một lý do khiến giá thành tôm nuôi ở ĐBSCL cao là: nghề nuôi tôm đang lệ thuộc nước ngoài. Các yếu tố đầu vào (chiếm 70 - 80% giá thành) như con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh... phần lớn dựa vào doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhiều người nuôi cho biết, các năm trước, dù giá thức ăn tôm tăng nhiều nhưng nông dân không phải lo lắng, do giá tôm thương phẩm cao. Tâm lý chung này khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản tích cực tăng giá bán, để rồi “quên” giảm. Năm nay khác, khi giá tôm giảm mạnh, giá thức ăn tăng một chút cũng khiến người nuôi lao đao.

Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng hàng năm vẫn phải nhập khẩu 2 - 2,5 triệu tấn khô dầu đậu nành, khoảng 1 triệu tấn ngô, gần 3 triệu tấn cám gạo, bột cá và thức ăn bổ sung... nên không thể tự quyết định giá thành sản phẩm chế biến.

Theo Bộ Công thương, từ đầu năm đến nay giá thức ăn thủy sản đã tăng 2 lần, mỗi lần 250 - 300 đồng/kg đối với thức ăn cá tra và 800 - 1.000 đồng/kg đối với thức ăn tôm. Hiện, giá thức ăn tôm sú 35.500 - 37.000 đồng/kg; giá thức ăn tôm thẻ chân trắng 27.500 - 28.500 đồng/kg, tăng gần 40% trong vòng 3 tháng qua.

Xử lý quá chậm

Vụ Nuôi trồng Thủy sản cho biết, tính đến hết tháng 8, diện tích thiệt hại do tôm bị nhiễm bệnh là 68.909 ha, tăng 750 ha so với tháng 7 và bằng gần 90% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tôm chết liên tục, đẩy nhiều hộ nuôi vào tình trạng suy kiệt, nhiều hộ không còn khả năng tái sản xuất (vì phần lớn đất khoán đã thế chấp ngân hàng), ngay cả nhiều đại gia nuôi tôm cũng lâm cảnh hấp hối.

Các cơ quan đơn vị liên quan đã huy động cao độ lực lượng, phối hợp với các tổ chức, chuyên gia quốc tế tìm nguyên nhân gây bệnh, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận, trong khi bệnh tôm vẫn diễn biến phức tạp. Nghi ngờ tôm bị bệnh do Cypermethrin, nhưng Cypermethrin từ đâu ra thì chưa ai trả lời được. Con tôm bị bệnh có những loại virus, vi khuẩn nào, trong nước ao tôm bị bệnh có những hóa chất gì, đến giờ cũng chưa biết.

Mới đây, tại cuộc họp báo cáo tình hình nghiên cứu và phòng chống dịch bệnh tôm, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu bức xúc: “Nghiên cứu mãi vẫn thấy thực trạng, chưa chỉ ra được nguyên nhân gì thì rất mất uy tín cả cơ quan quản lý nữa”.

Theo VASEP, tính đến giữa tháng 9, xuất khẩu tôm cả nước đạt 1,5 tỉ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng thị trường Nhật Bản tăng trưởng gần 12%, các thị trường khác đều giảm khá mạnh, cụ thể, xuất Mỹ giảm 17%, EU giảm 25%.

TSVN
Đăng ngày 17/10/2012
Hồng Hà
Nuôi trồng

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:28 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:28 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:28 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:28 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:28 25/04/2024