Khung lịch thời vụ thả nuôi giống tôm nước lợ năm 2017

Để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2017 và nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Ngày 30/11/2016, Tổng cục Thủy sản ban hành Công văn số 3298/TCTS-NTTS thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2017.

thả tôm giống

Căn cứ vào dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương về tình hình thời tiết, khí hậu và điều kiện tự nhiên của từng địa phương trong cả nước trong những tháng cuối năm 2016, đầu năm 2017. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến khung mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2017. Sau khi đã khảo sát tình hình nuôi tôm tại một số tỉnh trọng điểm, dựa vào đặc điểm sinh thái từng vùng nuôi tôm trên toàn quốc, để đảm bảo kế hoạch tôm nước lợ năm 2017, Tổng cục Thủy sản đã ban hành khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2017. Theo đó, mùa vụ thả tôm nước lợ năm 2017 được thực hiện như sau:

Lịch thả giống tôm sú năm 2017 như sau:

Đối tượng

Khu vực nuôi

Hình thức nuôi

Thời gian thả giống

Lưu ý

Tôm sú

Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

TC-BTC

Tháng 4 - 6/2017

 

Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

TC-BTC

Tháng 3 – 7/2017

 

Các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

TC-BTC

Tháng 3 - 8/2017

- Một số địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả nuôi QC- QCCT đến cuối tháng 9/2017.

QC-QCCT

Tháng 03 - 8/2017

Các tỉnh Đông Nam Bộ(Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh)

TC-BTC - QC-QCCT

Tháng 02 - 7/2017

 

Nuôi quảng canh kết hợp cua, cá, rừng

Thả giống từ tháng 12/2016 - 8/2017

Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long

TC-BTC

Tháng 01 - 9/2017 và tháng 11- 12/2017

 

Nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm

Thả giống quanh năm

Nuôi quảng canh kết hợp cua, cá, rừng

Tháng 11 năm trước đến tháng 8 năm sau

Nuôi luân canh tôm - lúa

Tháng 02 - 5/2017. Sau đó thu hoạch và sạ lúa từ tháng 8 đến tháng 10/2017.

 

Lịch thả giống tôm chân trắng năm 2017 như sau:

Đối tượng

Khu vực nuôi

Hình thức nuôi

Thời gian thả giống

Lưu ý

Tôm thẻ chân trắng

Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

Nuôi chính vụ

Tháng 3 - 8/2017

- Vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước ổn định có thể thả giống vụ đông từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11/2016

Nuôi tôm vụ đông

Giữa tháng 9 đến hết tháng 10/2017

- Với những vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước ổn định

Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

Chung

Tháng 3 – 8/2017

 

Các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

Chung

Tháng 2 - 9/2017

- Một số địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận có thể thả nuôi đến tháng 12/2017

Các tỉnh Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh)

Chung

Tháng 02 - 8/2017

- Một số địa phương có cơ sở điều kiện hạ tầng đảm bảo có thể thả giống đến tháng 10/2017

Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long

Chung

Tháng 11/2016 - 9/2017

- Lưu ý: Tháng 12 là giai đoạn chuyển mùa và các tháng 2,3,4/2017 là cao điểm của nắng, nóng, xâm nhập mặn: cần khuyến cáo các vùng/cơ sở nuôi tôm không chủ động được nguồn nước, cơ sở hạ tầng không đảm bảo không nên thả nuôi.

 

Riêng đối với hình thức nuôi trong hệ thống ao nuôi có mái che: Các địa phương có cơ sở nuôi tôm theo hình thức nuôi có mái che; có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo; kiểm soát tốt các yếu tố môi trường; chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh có thể thả nuôi giống quanh năm.

Để thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố trực ven biển, trên cơ sở khung mùa vụ chung, căn cứ vào tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả giống cụ thể phù hợp cho từng vùng trong tỉnh/thành phố. Phổ biến lịch mùa vụ và kiểm soát chặt chẽ việc thả giống, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi.

Bênh cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống và các yếu tố đầu vào. Khuyến cáo các cơ sở/vùng nuôi liên kết với hội tôm giống/cơ sở sản xuất tôm giống trong việc cung ứng và kiểm soát chất lượng tôm giống.

Đối với các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau cần tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh giống đảm bảo đầu ra chất lượng cao, sạch bệnh.

Vasep, 07/12/2016
Đăng ngày 08/12/2016
Ngọc Thủy
Nuôi trồng

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 10:00 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:46 05/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 10:00 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 15:34 06/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 15:34 06/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 15:34 06/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:34 06/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 15:34 06/12/2024
Some text some message..