Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
Bệnh vàng mang gây thiệt hại lớn cho vụ nuôi. Ảnh: ST

Về bệnh vàng mang

Bệnh vàng mang trên tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất nuôi trồng thủy sản. Đây là bệnh lý phổ biến gây ra sự suy giảm chức năng mang của tôm, làm giảm khả năng hô hấp và ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. 

Các nguyên nhân của bệnh vàng mang thường do virus. Ngoài ra, khi ao nuôi bị xì phèn làm pH giảm xuống thấp trong lúc tôm đang lột xác cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Hợp chất phèn trong nước còn bám vào mang, chân làm tôm bị vàng chân, vàng mang.

Bên cạnh đó, lượng tảo tàn và các chất hữu cơ lơ lửng trong nước bám vào thân tôm và mang tôm, cùng với việc ao nuôi xuất hiện nhiều kim loại nặng cũng làm mang tôm có màu vàng.

Nguyên nhân gây ra phèn trong ao nuôi

Trong quá trình nuôi, lớp mùn bã hữu cơ bị tích tụ lâu ngày ở nền đáy ao phân huỷ trong điều kiện môi trường yếm khí sẽ sinh ra vi khuẩn khử sulfat, các vi khuẩn này sẽ chuyển hoá các hợp chất lưu huỳnh (trong thực vật, trong đất, trong nước) thành dạng khí độc sunfua hydro (H2S).

Khí H2S thâm nhập vào nước ngầm và kết hợp với sắt (II) có mặt trong trầm tích dưới đáy ao nuôi tạo thành sắt Sunfua và tiếp tục chuyển hoá thành sắt Bisunfua (pyrit, FeS2) – Đây chính là phèn sắt, phèn đỏ trong ao nuôi tôm.

Mặt khác, khi mưa kéo dài, nước mưa rửa trôi phèn trên bờ ao xuống và hoạt động của tôm cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn.

Tôm bị bệnhQuan sát và xử lý kịp thời bệnh vàng mang để tránh hao hụt tôm. Ảnh: ST 

Dấu hiệu nhận biết ao nuôi nhiễm phèn

- Đối với môi trường nước: màu nước chuyển màu từ màu trà nhạt dần sang hơi đỏ và bắt đầu có váng màu vàng ở trên mặt ao

- Đối với tôm: Màu sắc mang có sự thay đổi (vàng nhạt, vàng đậm hoặc thậm chí có thể xuất hiện màu nâu xám), vỏ tôm cứng hơn bình thường, màng đục và có màng nhầy, hành vi bất thường (bơi lờ đờ, mất phương hướng, nổi lên mặt nước hoặc tụ tập gần bờ ao, giảm ăn hoặc bỏ ăn, chậm lớn,…).

Cách xử lý

Cải tạo ao nuôi ban đầu, bón vôi để nâng pH đáy ao, khử phèn đồng thời tạo hệ đệm trong ao nuôi…Tuy nhiên khi bón vôi cần phải thực hiện trong lúc chiều mát. Sau đó cấp nước và ao ngay hôm sau, không nên rải vôi và phơi ao trong thời gian quá lâu.

Trong quá trình nuôi: Sử dụng vôi bột 10kg/1000m3, định kỳ 20 ngày/lần, hoặc sử dụng trước và sau khi mưa hoặc ao nuôi nổi váng vàng trên mặt nước. Bà con có thể lót bạt bờ, bạt đáy để hạn chế hiện tượng xì phèn ở ao nuôi.

Sử dụng EDTA

Khi ao nuôi bị nhiễm phèn bà con dùng 2 - 5 kg/1.000 m2 để xử lý trước khi bón vôi để nâng độ kiềm cho ao nuôi. Trong quá trình nuôi có thể sử dụng EDTA với liều thấp hơn 0,5 - 1 ppm. (1ppm = 1kg/1000m3) có tác dụng lắng kim loại nặng, lắng phèn sắt trong môi trường nước.

Sử dụng chế phẩm vi sinh 

Có tác dụng loại bỏ pyrite (FeS2) dư thừa trong ao, khử phèn hiệu quả, loại bỏ các kim loại nặng gây độc và phân giải chất hữu cơ trong ao nuôi, tăng năng suất nuôi trồng, giảm chi phí xử lý, thân thiện với môi trường không ảnh hưởng tới tôm, cá và vật nuôi…

Tôm bị bệnh vàng mangTôm bị bệnh thường có màu vàng sáng ở phần đầu

Phòng ngừa bệnh

Hiện tại, chưa có thuốc hoặc chất hoá học nào dùng để xử lý điều trị bệnh có kết quả nhưng ta có thể phòng bệnh và sự lây lan của dịch bệnh này cũng như sử dụng hóa chất xử lý nước hỗ trợ điều trị bệnh nhằm đem lại kết quả tốt hơn.

Chọn nguồn tôm giống đảm bảo sạch bệnh.

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát mức độ vi khuẩn có trong ao nuôi, tránh để bệnh phát triển ồ ạt. Không nên vận chuyển tôm từ nơi nhiễm bệnh đến nơi chưa xảy ra bệnh để hạn chế sự lây.

Với tôm chết cần được vớt bỏ khỏi ao nuôi dùng nước vôi nhiễm qua các vùng bên cạnh hoặc clorua vôi để làm sạch nước, tẩy ao, nước từ ao nuôi tôm nhiễm bệnh tuyệt đối không thải ra ngoài, tránh phát tán dịch bệnh.

Đăng ngày 06/02/2025
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 23/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:19 21/03/2025

Nuôi tôm là nuôi nước hay nuôi tôm?

Nuôi tôm là một trong những ngành nghề quan trọng và có tiềm năng lớn trong nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng ven biển của Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 21/03/2025

Nội ký sinh trùng trên tôm

Ký sinh trùng là nhóm nguyên sinh vật ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 mảnh vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào cơ thể khi chúng bám trên mang hoặc được tôm ăn vào. Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng, năng suất nuôi sẽ bị giảm đáng kể, đồng thời chất lượng tôm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây tổn thất không nhỏ cho bà con.

Ký sinh trùng trên tôm
• 10:15 20/03/2025

Đọc để có thể chăm sóc đàn cá con tốt nhất có thể

Cách chăm sóc cá cảnh con mới nở là một quy trình tỉ mỉ và yêu cầu kiên nhẫn, nhằm đảm bảo cá con có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng. Hãy cùng tìm hiểu các bước cần thiết trong việc chăm sóc cá con từ khi chúng mới chào đời.

Cá cảnh
• 17:46 23/03/2025

Thị trường thức ăn thủy sản dự báo đạt 171,53 tỷ USD vào năm 2030

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 4,1%, từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ hải sản ngày càng cao và sự phát triển trong công thức thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng cũng như tính bền vững.

Thức ăn thủy sản
• 17:46 23/03/2025

Học gì để làm giàu từ vuông tôm, ao cá? Câu hỏi từ học sinh Cà Mau

Cà Mau – vùng đất được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của cả nước, nơi có những vuông tôm, ao cá rộng lớn mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân.

Tư vấn
• 17:46 23/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 17:46 23/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:46 23/03/2025
Some text some message..