Kỳ cuối: Nhóm thanh niên vật lộn suốt đêm tóm sống ba ba khổng lồ

Sau khi lội xuống ao mò thử, anh Nguyễn Văn Nở và anh Việt khẳng định có con ba ba rất to, không phải bằng vành nón, mà bằng cái nia.

vật lộn với ba ba

Con ba ba há miệng

Anh Nguyễn Văn Xứng thì không tin trên đời lại có con ba ba to bằng cái nia nên xung phong kiểm tra thử. Anh Xứng bảo "Để tao xem", rồi lò dò mò ra phía con ngòi. Anh Xứng vừa thò tay xuống, thì hét toáng lên. Tay anh Xứng đã đưa đúng đến vị trí miệng con ba ba khổng lồ, nên theo phản xạ tự nhiên, nó há miệng táp luôn. Thấy anh Xứng hét lên, mọi người biết ngay rằng anh đã bị con ba ba cắn.

Anh Nở kể: "Sau này, mọi người kể rằng, thi thoảng lại thấy một tiếng táp từ xa vọng lại, ngó đến, thì thấy con ngan hoặc con vịt biến mất khỏi mặt nước, đàn ngan vịt nháo nhác bỏ chạy. Khi đó, người đồn có con ba ba khổng lồ, người khẳng định phải là cá sấu mới ăn được con vịt, hoặc con ngan như thế.

Hôm đó, nếu con ba ba đớp cả bàn tay, vừa miếng của nó, thì chắc chắn đã nghiền đứt bàn tay của anh Xứng rồi. Tuy nhiên, nó chỉ đớp được 2 ngón tay, không vừa miếng, nên mấy phút sau nó nhả ra. Mặc dù chỉ là cú táp nhẹ, nhưng hai ngón tay của Xứng toạc ra, phải khâu hơn chục mũi".

Khi anh Xứng bị con ba ba khổng lồ đớp rách toạc tay, thì không ai dám xuống mò thử nữa. Nhìn hàng tăm như hai dải lụa song song nổi lên mặt nước và căn cứ vào độ rộng của hai dải tăm, mọi người đều chắc chắn đó là một con ba ba khổng lồ.

Buổi chiều hôm đó mọi người không làm việc nữa, mà phân công công việc để tìm cách tóm sống con ba ba này. Người được phân công trực chiến bờ ao, người chuẩn bị đồ nghề. 9h tối, không thấy dấu tích con ba ba đâu, mà mọi người thì đã đói lả. Anh Quang đạp xe về nhà chị gái để lấy cơm. Mỗi người một thìa, xúc luôn ở xoong để ăn.

Ăn xong, thì mọi kéo điện chiếu xuống cái ao. Nửa đêm, con ba ba bắt đầu tìm đường thoát thân, nên chạy vòng quanh ao, khiến ao đục ngầu. Khi nó nổi cái đầu to như cái phích, đen sì lên khỏi mặt nước và thở phì phì, thì mọi người hết hồn.

Người sợ hãi nhất là anh Quang. Mỗi lần thấy con ba ba nổi đầu lên, thở như trâu, anh Quang lại co rúm cả người, tay chân run lập cập, răng va vào nhau lạch cạch. Anh Quang bảo nó là ba ba thành tinh chứ chẳng phải ba ba thường, nên khuyên mọi người bỏ cuộc. Tuy nhiên, món hời quá lớn, nên chẳng ai nghe theo lời khuyên của anh Quang.

Lúc con ba ba bò sát vào ven bờ, một người trong nhóm cầm chiếc đinh ba (gồm 3 hoặc 6 thanh sắt nhọn chốt vào đầu cây sào, dùng để đâm ba ba hoặc cá) phóng thẳng vào giữa đường tăm.

Trúng cú đâm cực mạnh, con ba ba chạy nhanh hơn, khiến chiếc đinh ba tuột ra, cong cả mũi. Tuy nhiên, do trúng đinh ba vào phần đuôi, thủng lớp da, nước ngấm vào thịt, đau đớn nên con ba ba đã nổi bềnh lên khỏi mặt nước, ngóc cái đầu lên thở phì phò như trâu mộng.

Lúc này, qua ánh điện, tất cả mọi người đều nhìn rõ toàn bộ lưng con ba ba. Ai nấy đều kinh hoàng, dựng tóc gáy, không thể tưởng tượng được con ba ba lại to như thế, trông như cái thuyền bị lật úp.

Nổi bềnh lưng lên một lát, con ba ba lại lặn xuống, chạy như điên, lùng sục tìm đường thoát thân. Tuy nhiên, xung quanh cái ao rộng lớn đó đều là bờ bãi đắp cao, chẳng còn lối nào thoát thân, nên nó cứ lao vào ven bờ, rồi lại chạy ra.

Bắt sống con ba ba

Nhằm đúng lúc con ba ba khổng lồ mon men vào bờ, vừa ngóc đầu lên, thì anh Nở cầm chiếc cào sắt dùng để kéo cỏ bổ một cú trời giáng, thấu thịt vào đầu con ba ba. Bị trúng nhát cào sắt, con ba ba đau quá, rúc vào bềnh cỏ.

Biết con ba ba bị đau, tìm chỗ trốn, anh Nở liền nhảy xuống, dùng chiếc sào chọc chọc để tìm lưng. Khi đã xác định được phần riềm của con ba ba, anh gọi mọi người cùng nhảy xuống, tập trung vào một bên để lật nó.

Phải rất vất vả, mọi người mới lật ngửa được con ba ba, rồi dùng dây dù buộc chân nó lại. Sau khi trói xong, cả nhóm thanh niên kéo con ba ba vào ven bờ, chỗ trâu lội hơi dốc, rồi vần nó lên bờ. Anh Nở dùng chiếc đinh ba to bằng cổ tay xoắn dây buộc chân để chốt chặt.

Khi chiếc đinh ba vừa đưa đến miệng, nó há miệng tợp một cái vỡ nát. Nhìn hàm răng nó tợp khúc tre, ai cũng dựng tóc gáy. Nếu bộ hàm đó mà nghiền tay, chân, thì chỉ có nước nát bét.

Khi ba ba khổng lồ được khênh lên bờ, anh Việt được giao nhiệm vụ đi tìm xe công nông. Khoảng 3h sáng, khi xe công nông của ông Điện chạy đến bờ đê thì cũng là lúc nhóm thanh niên khênh con ba ba từ cánh đồng vào.

Con ba ba bị vật ngửa, trói chéo 4 chân, rồi luồn cọc gỗ vào khênh. Mấy cán bộ trung tâm thủy sản nhìn thấy cảnh khênh ba ba liền chạy ra can thiệp. Họ bảo rằng, ba ba khổng lồ là con vật quý hiếm, là tài sản quốc gia, cấm săn bắt. Tuy nhiên, nhóm thanh niên vẫn quẳng ba ba lên xe công nông chở về nhà anh Nguyễn Văn Xứng.

Ba ba khổng lồ vừa về đến nhà anh Xứng, thì đã thấy ông Nguyễn Như Cốc, Bí thư tỉnh Hòa Bình có mặt. Mặt trời chưa lên, hàng ngàn người dân trong vùng đã kéo đến xem, chật kín nhà anh Xứng.

Đến khoảng 8h sáng, thì con đường vào xóm Mát tắc hẳn. Cả chục nhà báo từ Hà Nội cũng có mặt. Lực lượng công an được huy động rất đông để dẹp đường, bảo vệ an toàn cho người dân đến chiêm ngưỡng ba ba khổng lồ.

Rất nhiều đại gia, dân buôn đến xem con ba ba, rồi ra giá, nhưng nhóm thanh niên này còn đang hoảng loạn, không dám bán. Đến 11h trưa, ông Cốc tuyên bố con ba ba là tài sản của nhà nước và yêu cầu chuyển gấp ra trung tâm thủy sản để chăm sóc, kẻo con ba ba sẽ chết vì bị nhiều vết thương.

Nhóm thanh niên có công bắt được ba ba khổng lồ được trả công 9 triệu đồng. Theo anh Nở, phải mất nhiều ngày và nhiều lần đòi hỏi, thì anh và mọi người mới đòi được tiền.

Con ba ba khổng lồ nhanh chóng được chuyển ra khu nhà sàn của trung tâm thủy sản. Tại đây, nó được các bác sĩ thú y chăm sóc rất chu đáo. Mấy hôm sau, ba ba được chuyển ra khu du lịch tỉnh Hòa Bình. Ba ba khổng lồ được thả vào bể nước.

Người dân khắp nơi kéo đến mua vé để được chiêm ngưỡng con ba ba lớn chưa từng thấy, nặng tới 121kg. Con ba ba làm vật mua vui cho khách thập phương khoảng 2 tháng thì qua đời.

Đến bây giờ, người ta cũng không rõ là nó chết vì những vết thương hay vì không phù hợp với điều kiện nuôi nhốt. Các chuyên gia thuộc da động vật đã vào cuộc, nhằm giữ lại tiêu bản ba ba khổng lồ, để người đời sau được chiêm ngưỡng.

Ngoài việc nhóm anh Nguyễn Văn Nở bắt được rùa khổng lồ, thì vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ông Nguyễn Văn Học (xóm Lau Nghĩa, xã Thái Bình), khi đi câu ở đầm Quỳnh Lâm cũng đã bắt được một con rùa nặng tới 84kg. Ông Học đã bán cho một thầy thuốc đông y với giá bằng cả cây vàng và ông này đã nấu cao con rùa đó.

Sau khi bán con rùa, ông Học mất tích khỏi địa phương. Người bảo ông vào Nam, người bảo ông lên vùng Tây Bắc sinh sống. Từ đó đến nay, không ai gặp lại ông Học nữa. Tuy nhiên, con rùa nặng kỷ lục, cũng được bắt ở đầm Quỳnh Lâm vào năm 1991, nặng tới 131kg. Rất nhiều người đã tận mắt con rùa khổng lồ đó. Tuy nhiên, nhóm thanh niên bắt được con rùa này đã lập tức xẻ thịt ăn, xương đem nấu cao nên không còn thông tin nào cả.

Theo các nhà khoa học, con "ba ba" khổng lồ do nhóm anh Nở bắt được ở đầm Quỳnh Lâm, hiện trưng bày ở Bảo tàng Hòa Bình chính là con giải, là loài rùa Hồ Gươm khổng lồ, cực kỳ quý hiếm. Hiện tại, ở nước ta chỉ còn 2 cá thể, một ở Hồ Gươm và một ở hồ Đồng Mô (Ba Vì, Hà Nội). Về con rùa ở Hòa Bình, với cân nặng 121kg, chiều dài 1,5m, theo GS. Hà Đình Đức và các nhà sinh vật học, nó có tuổi khoảng 300 năm.

Người đưa tin, 04/07/2015
Đăng ngày 05/07/2015
Việt Hồng
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 04:03 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 04:03 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 04:03 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 04:03 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 04:03 27/11/2024
Some text some message..