Kỹ thuật nuôi cá Rồng cảnh

Kỹ thuật nuôi cá Rồng cảnh không hề đơn giản bởi đây là loại cá bướng bỉnh, hiếu thắng nên người nuôi phải nắm rõ những đặc tính này của chúng mới có thể nuôi dễ dàng.

Kỹ thuật nuôi cá Rồng cảnh
Cá Rồng cảnh Nguồn Internet

Cá Rồng là một trong số những loài cá cảnh nước ngọt lớn nhất và cũng khá đẹp. Ngoài vẻ đẹp nổi bật của mình, cá Rồng còn đem lại sự may mắn, phúc lộc, tiền tài cho gia chủ. Đặc biệt nhiều gia đình còn nuôi để trấn trạch trong nhà nhằm xua đuổi mọi điều không may mắn cho gia đình mình. Vậy kỹ thuật nuôi cá Rồng thế nào là đúng cách để phát huy tác dụng trên quả không phải là chuyện đơn giản. Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật nuôi cơ bản nhất cho những ai muốn nuôi loài cá này tham khảo.

Chọn giống

Cá Rồng là một loại cá đắt tiền do vậy bạn cần phải mua ở những trại giống uy tín, có giấy phép kinh doanh. Yếu tố tiếp theo là chọn các chú cá thật khỏe mạnh, loại trừ những con cá chỉ biết co mình trong góc. Một chú cá khỏe mạnh sẽ có dáng bơi khỏe và thướt tha, toàn bộ dàn vây, đuôi, kỳ cờ đều mở căng. Thân cá phải to bản và dáng cân đối, các hàng vảy xếp thẳng hàng và đối xứng, đặc biệt hai vây bơi phải lớn và mở căng khi bơi.

cá rồng cảnh

Cá phải dạn người và chịu ăn. Mắt phải trong và cân xứng về tổng thể. Miệng và hai hàm phải khép kín, đều. Hai râu phải dài, thẳng và uy nghi. Màu vảy phải rõ, sắc nét bất kể đó là giống cá Rồng nào.

Hồ nuôi cá rồng

Khi đã chọn cho mình được một chú cá Rồng thật đẹp và khỏe, bạn hãy chuẩn bị hồ nuôi để chúng sinh trưởng và phát triển tốt. Do là loài cá cảnh thích bơi nổi trên mặt nước nên chiều cao của hồ không hẳn là yếu tố bắt buộc so với chiều dài và rộng của chúng. Một hồ nuôi rộng sẽ giúp cá tung tăng bơi lội thoải mái suốt ngày mà không lo va chạm dẫn đến bị thương.

Kỹ thuật nuôi cá rồng

Kỹ thuật nuôi cá Rồng tưởng chừng đơn giản nhưng khá phức tạp. Khâu chọn giống và xây bể chỉ là bước đầu tiên trong quá trình nuôi cá Rồng mà giai đoạn nuôi, chăm sóc và cho chúng ăn mới là điều quan trọng.

Trước tiên, việc xử lý nước là rất cần thiết đối với sự sống và tăng trưởng của cá Rồng. Xử lý nước tốt đồng nghĩa với việc sở hữu một hệ thồng lọc sinh học tối ưu mà nó thúc đẩy vi khuẩn phân hủy amino acid và tiêu thụ protein.

Chất lượng nước phần lớn sẽ được quyết định bởi một hệ thống lọc sinh học hiệu quả, cùng với chế độ thay nước theo định kỳ. Vì vậy cần hút bỏ các chất cặn bã hay chất thải của cá, thường xuyên theo dõi nồng độ pH, nitrate, amonia.

Yếu tố thứ 2 chính là chế độ dinh dưỡng cho cá Rồng. Việc cá có màu đẹp óng ánh hay không cũng phụ thuộc một phần vào chế độ dinh dưỡng bạn cho cá ăn. Vì vậy cho cá Rồng ăn tôm nguyên con cả vỏ là một cách thức giúp cá Rồng mau cải thiện màu sắc. Ngoài ra, dùng thêm ếch nhái, sâu, cá mồi sẽ cung cấp thêm các loại khóang chất và vitamin cần thiết. Bên cạnh đó còn cho cá Rồng ăn tép, dế, cá mồi, thức ăn viên. Đây đều là nguồn dinh dưỡng khá tốt cung cấp vitamin và khoáng chất cho cá Rồng.

Cách làm cho cá Rồng có màu sắc đẹp

Cách tốt nhất để cá Rồng lên màu đẹp như ý muốn ngoài chế độ dinh dưỡng bằng tảo spirulina thì một cách hữu hiệu khác hơn là dùng đèn để kích thích cá lên màu. Đầu tiên, ta cần chuẩn bị cho cá môi trường sống thật tốt. Ở đó, ta bỏ một ít nước là bàng vào và tăng dần số giờ mở đèn cho cá theo từng bước: 3, 6, 9, 12, 24 giờ để cá là quen dần.

Ngoài ra ta cũng có thể kết hợp một số chất bổ trợ và công cụ cần thiết, cụ thể là dùng nước lá bàng và vitamin S7 để kích thích cá thèm ăn. Bên cạnh đó, ta cho thêm muối vào để làm tăng khả năng tăng màu và giảm độ stress của cá, muối sẽ làm sạch ruột cá và tạo một lớp mỏng trên bề mặt vây làm gia tăng khả năng chống lại cá bệnh kí sinh trùng. Nhưng lưu ý, chỉ nên sử dụng với dung lượng phù hợp.

Lưu ý trong kỹ thuật nuôi cá Rồng chính là vì đây là loài độc tôn lãnh địa và hiếu thắng nên bạn không bao giờ được nuôi 2-3 conchung 1 hồ mà chỉ có thể hoặc là nuôi riêng 1 con 1 hồ hoặc 6-10 con 1 hồ thật lớn vì khi sống trong môi trường tập thể thì tính hiếu thắng của chúng có vẻ thuần hậu hơn.

VIETQ
Đăng ngày 27/03/2017
An Dương
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:52 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:52 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:52 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 23:52 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 23:52 20/12/2024
Some text some message..