Lactobacillus pentosus bảo vệ tôm khỏi các bệnh do vi khuẩn

Một nghiên cứu mới đây cho thấy các protein bề mặt góp phần giúp L. pentosus HC-2 cải thiện tình trạng bề mặt ruột tôm và tăng cường đáp ứng miễn dịch giúp tôm chống lại mầm bệnh.

Lactobacillus pentosus bảo vệ tôm khỏi các bệnh do vi khuẩn
Probiotics giúp bảo vệ tôm khỏi các bệnh do vi khuẩn

Sự tương tác của hệ vi sinh vật bản địa trong ruột tôm đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sức khỏe của vật chủ. Các vi khuẩn axit lactic có lợi đã được lựa chọn làm probiotics trong nuôi tôm và chúng chứng minh là có tác dụng tích cực đối với vật chủ. Một trong những cơ chế chính bảo vệ vật chủ của các chủng vi khuẩn có lợi này là loại trừ mầm bệnh thông qua cơ chế cạnh tranh bám dính bề mặt trong ruột. Trước đây Sha et al., 2016 đã cho thấy rằng số lượng Vibrios trong ruột của tôm thẻ chân trắng (L.vannamei ) bị giảm đi khi tôm được cho ăn chế độ ăn có bổ sung probiotics từ Lactobacillus pentosus HC-2.

Lactobacillus pentosus, probiotics, Lactobacillus pentosus trên tôm, bệnh tôm

Những chủng vi khuẩn Lactobacillus sp rất tiềm năng ứng dụng làm probiotics trong nuôi tôm.

Trong nghiên cứu của Yujie Sha cộng sự 2016 đã nghiên cứu sự tương tác giữa Lactobacillus pentosus HC-2 và Vibrio parahaemolyticus E1 – vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS) trên tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. Kính hiển vi huỳnh quang được sử dụng để quan sát sự phân bố của hai chủng này. Hình ảnh huỳnh quang cho thấy L. pentosus HC-2 có sự cạnh tranh loại trừ với V. parahaemolyticus E1 trong đường ruột của tôm thẻ khi chế độ ăn của tôm có cả hai chủng vi khuẩn này.

Nghiên cứu mới đây của Yang Du 2018 đã cho thấy ảnh hưởng từ protein bề mặt của Lactobacillus pentosus HC-2 đến phản ứng miễn dịch và thành phần vi khuẩn trong đường ruột của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei.

Trong nghiên cứu, các gen liên quan đến miễn dịch, tình trạng bề mặt, số lượng vi khuẩn Lactobacillus pentosus HC-2 và sự đa dạng vi khuẩn trong đường ruột đã được kiểm tra sau khi tôm cho ăn HC-2 bình thường và HC2 được xử lý 5 M - lithium clorua (LiCl) trong bốn tuần.

Kết quả: những cải thiện rõ ràng ở bề mặt ruột đã được quan sát thấy ở nhóm R so với nhóm đối chứng và nhóm L. Phân tích qPCR đã chứng minh rằng các gen liên quan đến miễn dịch của lysozyme, proPO, LGBP, PEN-3α, crustin và lvLec cũng có sự tăng đáng kể trong nhóm R so với nhóm L. 

Trong khi đó, trong thử nghiệm thử thách, tôm trong nhóm R đã có tỷ lệ sống tương đối 72%, cao hơn đáng kể so với nhóm L RPS = 9%). 

Phân tích thành phần vi khuẩn cho thấy sự phong phú của Proteobacteria cao hơn đáng kể ở nhóm R và L so với nhóm C, và Bacteroidetes cao hơn đáng kể ở nhóm C so với nhóm R và L, trong khi số lượng Chloroflexi cao hơn đáng kể ở nhóm R so với nhóm C và L. Phân tích sự khác biệt của cộng đồng vi khuẩn cho thấy các vi khuẩn gây hại như chi Vibrio, TenacibaculuThalassobius đã giảm và vi khuẩn có lợi như RuegeriaLactobacillus đã tăng lên trong nhóm R. Các kết quả trên cho thấy protein bề mặt là không thể thiếu đối với probiotics L. pentosus HC-2 để giúp việc cạnh tranh loại trừ với mầm bệnh hiệu quả hơn và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi.

Từ kết quả của 2 nghiên cứu trên cho thấy rằng Lactobacillus pentosus HC-2 là một probiotics tiềm năng trong nuôi tôm thẻ chân trắng vì nó giúp loại bỏ vi khuẩn có hại và thúc đẩy vi khuẩn có lợi phát triển để bảo vệ tôm khỏi tôm nhiễm mầm bệnh. 

Yang Du, Shuhong Zhou, Mei Liu, Baojie Wang, Keyong Jiang, Han Fang, Lei Wang https://doi.org/10.1016/j.fsi.2018.12.073
Đăng ngày 14/01/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Cân bằng ion khoáng trong nước ao nuôi

Cân bằng ion khoáng trong nước ao nuôi là một yếu tố quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Ngoài ra các ion khoáng đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý của chúng.

Ao nuôi
• 10:21 01/12/2023

Đánh vi sinh vào buổi sáng và buổi tối khác nhau như thế nào?

Vi sinh hỗ trợ rất nhiều cho ao nuôi tôm. Nhưng làm thế nào để có thể sử dụng vi sinh đúng cho từng mục đích đang được rất nhiều bà con quan tâm đến. Chính vì thế bài viết hôm nay sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về thời gian đánh vi sinh sao cho tương ứng với công dụng mong muốn nhé!

Đánh vi sinh cho ao nuôi
• 14:00 30/11/2023

Sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm vi sinh với nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, chế phẩm vi sinh được dùng phổ biến, giá thành thấp, hiệu quả sử dụng cao và dễ áp dụng cho các hộ nuôi tôm là chế phẩm EM (Efective Microorganism - Vi sinh vật hữu hiệu).

Vi sinh
• 10:56 29/11/2023

Làm sao để biết được số lượng tôm thẻ còn trong ao?

Tiến trình nuôi tôm đòi kiểm soát chặt chẽ và định kỳ để đảm bảo hiệu quả sản xuất. Một trong những yếu tố quan trọng trong công việc quản lý nuôi tôm là kiểm tra và tính toán số lượng tôm còn lại trong ao.

Tôm thẻ
• 09:30 29/11/2023

Cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi - Cá nào tốt cho sức khỏe?

Cá hồi được đánh giá cao vì những lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại cá hồi đều có hàm lượng dinh dưỡng như nhau.

Cá hồi
• 20:53 03/12/2023

Giải thích hiện tượng tôm càng xanh "ăn thịt đồng loại"

Tôm càng xanh là một loài động vật ăn tạp, chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm cả động vật và thực vật. Trong điều kiện nuôi nhốt, tôm càng xanh thường ăn thịt đồng loại. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này, hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài viết sau đây nhé!

Tôm càng xanh
• 20:53 03/12/2023

Chủ động tránh rét cho cá vào mùa đông

Mùa đông là thời điểm thời tiết lạnh giá, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá nuôi. Để hạn chế thiệt hại do rét gây ra, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cá.

Ao cá
• 20:53 03/12/2023

Đặc điểm của cá rô đầu nhím? Phân biệt cá rô đầu nhím với 2 loại cá rô đầu vuông và cá rô đồng

Hiện nay cá rô đầu nhím được rất nhiều nông dân lựa chọn và phát triển. Loại cá này dễ đầu tư và cho giá trị cao bởi những đặc điểm nổi bật của chúng.

Cá rô đầu nhím
• 20:53 03/12/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 20:53 03/12/2023