Làm giàu từ nuôi cá và ba ba

Đó là chị Nguyễn Thị Duyên, ở xã Cát Minh, huyện Phù Cát. Với mong muốn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, chị Duyên quyết định tìm tòi các mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai ở địa phương để phát triển kinh tế gia đình.

cho baba ăn
Chị Duyên đang cho ba ba ăn

Từ năm 2004, được người quen giới thiệu, chị tìm đến các mô hình chăn nuôi ba ba có hiệu quả ở tỉnh Đồng Nai để tham quan, học tập. Sau đó, chị mạnh dạn vay mượn vốn xây dựng một hồ nuôi ba ba diện tích 300 m2và tìm đến các cơ sở sản xuất giống có uy tín mua 2.000 con ba ba giống về thả nuôi. Trong quá trình nuôi, chị luôn tuân thủ quy trình kỹ thuật đã học được, như xử lý ao nuôi, thay nước định kỳ, nguồn thức ăn và cách cho ăn thích hợp… Nhờ đó ba ba sinh trưởng, phát triển tốt. Sau 16 - 18 tháng nuôi, ba ba đạt trọng lượng 0,8 - 1,1 kg/con, với giá bán trung bình nhiều năm 270 ngàn đồng/kg, mỗi lứa nuôi sau khi trừ chi phí chị thu lãi hơn 80 triệu đồng.

Đến năm 2008, chị đầu tư xây thêm một hồ nuôi 300 m2 nữa và lựa chọn ba ba có chất lượng để nhân giống. Ngoài việc để lại nuôi, chị còn xuất bán hơn 2.000 con ba ba giống với giá từ 10.000 - 15.000 đồng/con, thu lãi từ 20 đến 30 triệu đồng/năm.

Năm 2013, chị đào thêm một ao khoảng 1.500 m2 để nuôi cá lóc và cá điêu hồng. Mỗi lứa chị thả nuôi 16.000 con cá điêu hồng, sau 3 tháng thả tiếp vào ao 7.000 - 8.000 con cá lóc, sau 3 tháng nữa thu hoạch cả ao, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 70 triệu đồng. Từ nuôi cá và ba ba, mỗi năm gia đình chị Duyên thu lãi gần 250 triệu đồng.

Chị Duyên tâm sự: “Lúc mới bắt đầu nuôi tôi cũng gặp nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tôi nhận thấy để cá và ba ba phát triển tốt thì quan trọng nhất là khâu chọn giống và chăm sóc lúc còn nhỏ, thêm nữa là khâu chọn thức ăn. Có thể nói, nhờ nuôi cá và ba ba mà cuộc sống của gia đình tôi mới có của ăn của để như ngày hôm nay”.

Không những làm kinh tế giỏi mà chị Duyên còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động do các hội, đoàn thể ở địa phương tổ chức. Chị còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho nhiều người. Chị Nguyễn Thị Duyên đã được các cấp hội, đoàn thể và chính quyền địa phương tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen; mới đây chị được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế.

Báo Bình Định, 07/05/2015
Đăng ngày 09/05/2015
Trường Giang
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 11:33 29/09/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững, thật sự rất cần thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa tận dụng hết những lợi ích này do tồn tại nhiều khoảng trống.

Giăng lưới cá
• 10:33 03/10/2023

Thịt cá koi ăn được không? Nên ăn hay không?

Câu hỏi về việc có nên ăn thịt cá Koi hay không và cá Koi có ăn được không đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Chủ đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và để trả lời một cách chính xác không phải là điều dễ dàng. Vậy thực hư ra sao?

Cá koi
• 10:33 03/10/2023

Tình hình dịch bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ tại Việt Nam

Theo Cục Thuỷ sản trong quá trình kiểm tra giám sát tình hình sản xuất tôm giống thực tế tại địa phương, tìm hiểu thông tin từ các nghiên cứu mới và tham vấn các nhà khoa học trong nước.

Tôm thẻ
• 10:33 03/10/2023

Sản lượng tôm của Ecuador mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất Châu Á

6 tháng đầu năm 2023 thị trường tôm toàn cầu chứng kiến “bi kịch” chưa từng có khi giá trị xuất khẩu liên tiếp sụt giảm. Tuy nhiên, một điểm sáng từ Ecuador đã mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất châu Á với dự kiến đạt 1.5 triệu tấn trong năm 2023.

Tôm
• 10:33 03/10/2023

Những ngày quyết gỡ “thẻ vàng” IUU để xây dựng nghề cá phát triển bền vững

Theo kế hoạch của Bộ NN&PTNT, chương trình đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần 4 về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) sẽ diễn ra từ ngày 10 - 18/10/2023.

Ngư dân
• 10:33 03/10/2023