Làm giàu từ rắn hổ hèo

Nói đến tài nuôi rắn của ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi), người dân ĐBSCL ai cũng biết. Ông là một trong những nông dân đầu tiên ở địa phương tiên phong nuôi rắn hổ hèo - một loại rắn có giá trị kinh tế cao; ông còn là người đỡ “đẻ” cho rắn rất thành công.

Ông Bảy Hởi, “trùm” nuôi rắn hổ hèo.
Ông Bảy Hởi, “trùm” nuôi rắn hổ hèo.

Mê rắn...

Trang trại nuôi rắn của ông Bảy Hởi rộng hơn 1ha, nằm sâu trong ấp Lợi Hòa, xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp). Ông Bảy Hởi cho biết người dân vùng này chủ yếu sống nhờ nông nghiệp, sau khi thu hoạch mùa vụ thời gian nông nhàn còn nhiều; thấy vậy ông nảy sinh ý định làm thêm nghề phụ để tăng thu nhập. Tận dụng mương vườn xung quanh nhà, ông Bảy Hởi tập tành nuôi rắn ri voi. Lúc đầu ông chỉ nuôi vài chục con, bởi giá rắn ri voi giống ở mức thấp chỉ khoảng 40.000 - 60.000 đồng/con nên nguồn thu không cao.

Tìm hướng đi riêng không đụng hàng nhằm làm giàu từ rắn. Sau những chuyến đi tìm hiểu các loại rắn ở nhiều nơi, năm 2009, ông Bảy Hởi lên Đồng Nai mua khoảng chục con rắn hổ hèo (còn gọi là rắn ráo trâu) về nuôi thử nghiệm. Do loại rắn này ít được nuôi ở khu vực ĐBSCL nên không ai có kinh nghiệm cũng như rành về kỹ thuật nuôi. Ông Bảy Hởi tự làm chuồng trại, tự tìm thức ăn cho rắn… đợt nuôi đầu tiên không bao lâu thì toàn bộ rắn giống chết sạch, bởi rắn chưa quen với khí hậu ở ĐBSCL, cộng với ăn những thức ăn không phù hợp khiến rắn bị bệnh chết, hàng chục triệu đồng tiền con giống mất trắng. Không chịu bỏ cuộc, ông Bảy Hởi tìm nguyên nhân thất bại và quyết tâm làm lại cho bằng được.

Lần này, ông mua rắn giống cẩn thận đem về nuôi thuần cho quen khí hậu vùng sông nước miền Tây. Thức ăn như nhái, ếch, cút, cóc… ông đem luộc chín và cắt nhỏ để rắn ăn dễ tiêu hóa. Cung cấp đầy đủ nước sạch kèm thêm ít men tiêu hóa để rắn uống. Bên cạnh đó, ông thiết kế lại chuồng nuôi bằng xi măng, bên trong để vỉ tre cho rắn nằm, mặt trên lợp bằng lưới sắt tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi… Cách làm chu đáo đã giúp rắn thích nghi dần với khí hậu, điều kiện sống ở vùng sông nước… Nhờ đó mà hàng chục con rắn hổ hèo giống lớn nhanh, chỉ sau 1 năm đã đạt trọng lượng từ 1,2 - 1,5 kg/con và rắn có thể sinh sản hoặc bán thương phẩm được.

Nhân rộng mô hình nuôi rắn

Rắn hổ hèo là loài rắn sống trên cạn được ông Bảy Hởi nuôi thành công ở vùng sông nước miền Tây. Giá rắn hổ hèo thương phẩm loại 1 trọng lượng từ 1,7 kg/con trở lên được thương lái thu mua để cung ứng cho các nhà hàng lớn và xuất khẩu sang các nước châu Á khoảng 700.000 - 900.000 đồng/kg; loại 2 có trọng lượng 1,2 kg/con, giá 500.000 đồng/kg… Với mức giá này, người nuôi rắn thu lợi nhuận khoảng 60% sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu tư. Mức lời từ nuôi rắn hổ hèo thương phẩm khá cao, song ông Bảy Hởi chỉ thích nuôi rắn bán giống và “mê” đỡ đẻ cho rắn.

Ưu điểm của rắn hổ hèo là đẻ tới 3 lứa trong năm, bình quân một con rắn mẹ từ 1 - 1,5 tuổi đẻ được 14 trứng/lần (42 trứng/năm). Để ấp trứng cho rắn, ông Bảy Hởi lấy cái lu sành rồi cho đất có độ ẩm khoảng 25 – 300C vào 1/2 lu, xử lý thật chặt; sau đó rải lên một lớp cát mỏng và để trứng rắn vào lu, dùng diêm hoặc vải bịt miệng lu lại để giữ ấm. Khoảng vài tuần ông kiểm tra một lần, nếu thấy quả trứng to đều, trắng, khô ráo… thì sau 75 ngày trứng sẽ nở, tỷ lệ đạt khoảng 90%.

Rắn con mới nở được ông thả vào chuồng cho uống nước 7 ngày để rắn thay da, sau đó thả nhái nhỏ vào cho rắn ăn. Hiện giá rắn con bán trên thị trường từ 300.000 - 350.000 đồng/con, đa phần là người nuôi ở các tỉnh phía Nam đặt mua trước bởi nguồn giống rắn hổ hèo không đủ cung cấp. Theo tính toán, chỉ cần nuôi 100 con rắn thương phẩm, sau một năm có thể thu lời khoảng 100 triệu đồng. Nhờ mức lợi nhuận cao, vốn đầu ít, dễ chăm sóc… nên phong trào nuôi rắn hổ hèo đang được nhiều người dân vùng nông thôn rất mê.

Năm 2012, trang trại của ông Bảy Hởi xuất chuồng gần 1.000 con rắn hổ hèo giống và hơn 300 trứng cho người nuôi ở các tỉnh phía Nam; nhưng chỉ đáp ứng được một phần so với nhu cầu thực tế hỏi mua rắn giống rất nhiều. Ông Bảy Hởi hiện có hơn 100 con rắn giống bố mẹ và đang nhân đàn lên 150 con rắn giống vào năm 2013. Bình quân cứ 5 con rắn cái, ông nhốt chung chuồng với một con rắn đực để chúng tự phối giống. Ngoài chuyện cung cấp rắn hổ hèo giống, ông Bảy Hởi còn là chuyên gia tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật tận tình cho mọi người cùng nuôi và phát triển rắn hổ hèo. Vì thế, ông được nhiều người gọi vui là “ông trùm” rắn hổ hèo ở vùng sông nước miền Tây.

Hổ hèo là loại rắn hiền, nuôi mau lớn, ít tốn công, thức ăn như nhái, ếch… ở vùng nông thôn rất nhiều. Thịt rắn hổ hèo ngon, là món ăn cao cấp, bổ dưỡng; trong khi phần xương của rắn cứng và lớn, nên được nhiều người sử dụng để ngâm rượu, nấu cao… và là bài thuốc để trị đau nhức khớp, phong thấp, tăng cường sức khỏe… Vì thế, nuôi rắn hổ hèo được nhiều cái lợi và là nghề hứa hẹn để làm giàu.

 

SGGP
Đăng ngày 19/02/2013
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 12:50 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:50 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 12:50 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 12:50 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 12:50 20/12/2024
Some text some message..