Lần đầu tiên ngọc trai nuôi cấy có hoa văn tự nhiên

Công ty TNHH Ngọc trai Hoàng Gia hôm nay 13-1, công bố bản quyền sáng chế loại ngọc trai mới là ngọc trai nuôi cấy có hoa văn tự nhiên, sau 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm.

ngọc trai
Hoa hậu đền Hùng Giáng My đeo vòng trang sức trên cổ gắn 6 viên ngọc trai cấy có hoa văn tự nhiên. Phía sau là hình ảnh viên ngọc trai có hoa văn -Ảnh: Hùng Lê

Tại buỗi lễ đón nhận Huân chương lao động của Chủ tịch nước trao tặng vào ngày hôm nay tại TPHCM, ông Hồ Thanh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ngọc trai Hoàng Gia, cho biết ngọc trai cấy có hoa văn tự nhiên này đã được công ty thực hiện thành công và đã đưa vào chế tác một bộ nữ trang đầu tiên.

Theo ông Tuấn, đây là loại ngọc trai nuôi cấy đầu tiên trên thế giới được sử dụng kỹ thuật đặc biệt để tạo nên hoa văn ẩn tự nhiên trên bề mặt viên ngọc, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế độc quyền Giải pháp hữu ích trong 10 năm và được gia hạn đến 20 năm.

Nét đặc biệt của loại ngọc trai này chính là các hoa văn trên viên ngọc do con người chủ động tạo ra. Và để làm nên một viên ngọc mang hoa văn tự nhiên đòi hỏi kỹ thuật và thời gian nuôi cấy cao hơn gấp nhiều lần so với những viên ngọc trai thông thường khác.

Đầu tiên những viên ngọc vẫn được nuôi cấy dựa trên kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai thông thường, sau khi thu hoạch các nghệ nhân sẽ tuyển chọn những viên có hình dạng, kích thước hoàn hảo cùng lớp xà cừ bao phủ đủ tiêu chuẩn để khắc hoa văn.

Việc khắc hoa văn trên viên ngọc là công việc đòi hỏi nhiều kỹ thuật tỉ mỉ nhất vì ngọc có kích thước bề mặt nhỏ, tròn, trơn bóng, lớp xà xừ cứng nên khi chạm khắc hoa văn phải sử dụng kỹ thuật đặc biệt để đảm bảo độ sắc nét tinh xảo mà không bị bóc tách lớp xà cừ bề mặt. Mỗi nét khắc phải đảm bảo độ chuẩn xác 100% để không làm lệch tổng thể họa tiết hoa văn trên viên ngọc.

Ngọc sau khi khắc hoa văn sẽ được cấy trở lại vào trong thân con trai như một nhân cấy ngọc mới, với một phương pháp cấy riêng kèm theo dung dịch tẩm nhân làm chất xúc tác để con trai không chết hoặc không đào thải "ngọc đã khắc hoa văn"; nhân ngọc đặc biệt này sẽ được nuôi tạo tiếp trong vòng 12 tháng để các tế bào xà cừ mới phủ mịn lên những vết khắc tạo thành những hoa văn hoàn toàn tự nhiên.

Phần hoa văn chìm này sẽ hiện lên huyền ảo dưới lớp xà cừ, tùy vào chủ đích của thợ thiết kế mà sẽ có nhiều loại hoa văn khác nhau được đưa vào viên ngọc trai. Dưới từng góc độ ánh sáng, những vân hoa này sẽ hiện lên với hiệu ứng ánh sắc riêng biệt phong cách theo từng sản phẩm hoàn chỉnh sau này.

Để có được thành công đầu tiên là ngọc trai Trống Đồng, nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn - cũng là chủ nhân bằng sáng chế kỹ thuật nuôi tạo ngọc trai có hoa văn tự nhiên - đã phải mất ba năm nghiên cứu.

Theo ông Tuấn, hiện nay loại ngọc trai nuôi có hoa văn tự nhiên này chính thức được công ty quy chuẩn hóa trong sản xuất và sẽ đưa vào kinh doanh vào cuối năm nay. Loại ngọc này được nuôi tại vùng nuôi thuộc biển Khánh Hòa của Ngọc trai Hoàng Gia. Công ty đang nuôi cấy khoảng 5 triệu con trai theo kỹ thuật này.

Theo ông Tuấn, do quy trình nuôi trồng và thực hiện loại ngọc trai này phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với ngọc trai thông thường nên giá bán ngọc trai hoa văn tự nhiên này sẽ cao hơn nhiều so với các loại ngọc trai thông thường khác.

Ông Tuấn khẳng định trên thế giới chưa có nước nào thực hiện ngọc trai nuôi cấy có hoa văn tự nhiên như công ty ông. Và trước khi cấp phép độc quyền giải pháp này, Cục sở hữu trí tuệ cũng đã tra cứu kỹ.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 13/01/2016
Đăng ngày 14/01/2016
Hùng Lê
Nuôi trồng

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 10:28 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:28 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 10:28 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 10:28 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:28 28/11/2024
Some text some message..