Làng cá kho Đại Hoàng vào Tết

Nức tiếng bởi món cá kho truyền thống, mỗi dịp Tết người dân làng Đại Hoàng (Hà Nam) lại tất bật kho cá để kịp xuất bán đi khắp các tỉnh.

Làng cá kho Đại Hoàng
Làng cá kho Đại Hoàng

Làng Đại Hoàng (nay là làng Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) vốn nổi tiếng bởi nghề kho cá. Tương truyền, làng Đại Hoàng thuộc vùng chiêm trũng, không có nhiều lợn, gà nên mỗi dịp cuối năm dân làng bắt đầu tát cá rồi chia cho nhau. Để ăn được lâu, người dân cho vào niêu kho ăn qua tháng giêng.

Dân làng chỉ dùng loại cá trắm đen để kho bán.

Họ không dùng đầu và đuôi cá mà chỉ lấy phần thân.

Riềng, gừng, nước cốt chanh, kẹo đắng, nước mắm ngon là những gia vị không thể thiếu. Anh Trần Khắc Phong cho biết, trước đây các cụ thường cho nước tương cua vào kho, nhưng giờ cho nước mắm ngon vào cũng không mất đi hương vị.

Điều tạo nên sự khác biệt của món cá kho Đại Hoàng là dùng niêu đất để kho. Trước khi cho cá vào kho, niêu đất được cho nước vào đun để nồi rắn chắc và khử tạp chất. Quá trình kho phải bổ sung nước cốt chanh để nồi không bị cạn.

Cá được kho bằng củi cây nhãn. Gỗ nhãn than đượm và giữ lửa lâu.

Thời gian kho cá thường kéo dài âm ỉ 12-15 tiếng đến khi nước trong nồi cạn. Người đun phải đảm bảo cho ngọn lửa cháy vừa đủ.

Cá kho Đại Hoàng màu vàng sậm, thịt rắn chắc, thơm, xương mềm. Trải qua nhiều công đoạn, chế biến kỳ công nên mỗi nồi cá có giá từ 700 nghìn đến 1 triệu đồng.

Vừa đóng gói xuất cá đi các tỉnh, anh Trần Xuân Thực vừa kể, cá kho Đại Hoàng không bày bán trên thị trường, chỉ khi nào khách hàng đặt thì mới làm. Ngày cao điểm có hôm nhà anh kho hàng trăm niêu với khoảng 5-6 tạ cá.

Ông Trần Đức Tuyến, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Hậu cho biết, cả xã có khoảng 30 hộ dân làm nghề kho cá. Đây là nghề truyền thống có từ xa xưa, mỗi dịp gần Tết người dân lại tất bật kho cá xuất đi các tỉnh.

“Nhờ phát triển nghề truyền thống cá kho mà nhiều hộ dân kinh tế ổn định. Cá kho luôn được địa phương quan tâm và được kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm nên ngày càng có nhiều du khách tới tham quan và đặt mua về thưởng thức Tết”, ông Tuyến nói thêm.

http://vnexpress.net
Đăng ngày 01/02/2013
Văn Định
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 12:05 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 12:05 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 12:05 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 12:05 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 12:05 23/11/2024
Some text some message..