Làng khô lớn nhất Bạc Liêu sẵn sàng 30 tấn khô phục vụ Tết Nguyên đán

Với 600 tàu cá, huyện Đông Hải chiếm đến một nửa tổng số phương tiện khai thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu.

cá khô
Những ngày cận tết Nguyên đán, bà con huyện Đông Hải lại tất bật làm khô, phục vụ tiêu thụ trong nước. Ảnh minh họa

Cùng với khai thác thủy sản, nghề làm khô của người dân nơi đây đã nổi tiếng trong và ngoài tỉnh từ rất lâu. Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề, cũng là lúc không khí của những làng nghề làm khô ở huyện Đông Hải càng nhộn nhịp. Những cơ sở sản xuất khô tại Đông Hải đang tất bật chuẩn bị các mặt hàng khô truyền thống phục vụ Tết. Nắng to, gió nhiều được xem là yếu tố thời tiết thuận lợi đối với nghề làm khô.

Những ngày này, làng khô tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải luôn trong không khí lao động náo nhiệt. Mỗi người một công việc, xẻ khô ướp muối, mang khô phơi nắng… Tất cả đều diễn ra với nhịp điệu khẩn trương, ai cũng tranh thủ, hy vọng sẽ làm ra nhiều sản phẩm chất lượng trong tiết trời nắng đẹp.

Bà Nguyễn Thị Mộng Tuyền ở ấp 1, thị trấn Gành Hào, gắn bó với nghề làm khô đã hơn 20 năm, từ khi còn là thiếu nữ cho đến nay đã có cháu ngoại, cháu nội. Cần mẫn đảo từng con cá khô dưới cái nắng chang chang, bà Tuyền cho biết, năm nào cũng vậy, từ cuối tháng 11, đầu tháng 12, các thành viên trong gia đình bà lại tất bật vào mùa khô phục vụ Tết. Nghề làm khô của gia đình bà Tuyền cũng như những hộ dân khác ở đây diễn ra quanh năm, nhưng mùa Tết là mùa sôi động nhất, làm nhiều sản phẩm nhất và cho doanh thu tốt nhất. Để con khô tại đây đạt chất lượng, có thương hiệu, những công đoạn làm khô từ thu mua nguyên liệu, đến xẻ, ướp, phơi nắng, đóng gói sản phẩm đều phải đảm bảo đúng quy trình. Những sản phẩm như khô cá lưỡi trâu, khô cá đuối, khô cá lù đù, cá khoai, khô mực, tôm khô… sau khi thành phẩm không chỉ phục vụ thị trường tại Bạc Liêu mà được vận chuyển đi khắp các tỉnh, thành phố, là mặt hàng biếu Tết được người dân ưa chuộng.

Làng khô của huyện Đông Hải chia thành nhiều tầng nấc, từ những gia đình làm khô nhỏ lẻ kiểu truyền thống đến các cơ sở sản xuất quy mô. Nhưng dù sản xuất theo hình thức nào, thì con khô ở đây cũng nổi tiếng ngon, là mặt hàng nhiều người kiếm tìm. Đông Hải cũng là địa phương có nhiều vựa khô nhất tỉnh. Người dân làng nghề sau khi sản xuất, một phần bán tự do ra bên ngoài, nhưng phần lớn là bán cho vựa. Từ các vựa, khô sẽ được đóng gói bao bì bán cho người tiêu dùng.

làng nghề khô
Cá sau khi xẻ được mang đi phơi khô. Ảnh Tuấn Kiệt

Ông Nguyễn Trọng Hán, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải cho biết, địa phương có trên 30 cơ sở sản xuất, chế biến khô (chủ yếu tập trung ở thị trấn Gành Hào), mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 700 tấn khô. Nhằm nâng cao giá trị con khô Gành Hào, những năm qua, huyện Đông Hải phối hợp cùng các ngành chức năng tăng cường các hoạt động kiểm soát chất lượng, quảng bá sản phẩm, nhất là xây dựng thương hiệu OCOP để nâng cao giá trị sản phẩm, giúp người làm khô yên tâm gắn bó với nghề, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập. Đến nay đã có trên 10 sản phẩm khô của các chủ thể trong huyện được đánh giá, phân hạng OCOP theo tiêu chuẩn 3 sao như tôm khô, chả tôm, chả cá, chà bông, khô mực, khô mực một nắng, khô cá thu một nắng, khô cá kèo…

Năm nay, Gành Hào có trên 30 tấn khô để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Trong đó, cung cấp theo đơn đặt hàng của các vựa khô ở các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh trên 20 tấn, còn lại bán lẻ khoảng 10 tấn. Theo bà Trần Thị Bé, chủ cửa hàng khô Xuân Mai, thị trấn Gành Hào, do tình hình khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn, sản lượng sụt giảm, nguồn nguyên liệu làm khô khan hiếm, giá khô tăng hơn những năm trước. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh phức tạp, người dân làng khô cũng dè dặt không dám sản xuất nhiều vì sợ đầu ra không có. Giá các loại khô có tăng nhưng không nhiều, chỉ từ 10-20% so với thời điểm 1 tháng trước.

Khô Gành Hào lâu nay đã hiện diện trong nhiều bữa ăn của gia đình, không chỉ vào dịp Tết Nguyên đán. Tự hào về nghề làm khô của quê hương mình, người dân làng cá khô thị trấn Gành Hào luôn chú trọng làm ra những mặt hàng khô ngon, chất lượng. Vì thế, khô Gành Hào lâu nay luôn được người tiêu dùng tín nhiệm, thương hiệu ngày càng vươn xa.

TTXVN
Đăng ngày 12/01/2022
Tuấn Kiệt
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 15:15 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 15:15 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 15:15 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 15:15 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 15:15 26/04/2024