Làng nữ thợ lặn kỳ thú

Nhật Bản là đất nước mà người dân ăn hải sản nhiều nhất, họ được xem là bậc thầy chế biến các món ngon từ biển.

nữ thợ lặn

Bên cạnh việc khai thác kinh tế biển bằng công nghệ hiện đại, ở Nhật vẫn tồn tại những nghề truyền thống thủ công mà trong đó ấn tượng hơn cả là các làng nữ thợ lặn.

Nghề riêng của phụ nữ

Ở Việt Nam, nghề biển chỉ dành riêng cho đàn ông. Thậm chí các tàu đánh cá đều cấm kỵ phụ nữ. Ở Nhật thì khác, có hẳn nghề chuyên nghiệp, gọi là ama - nữ thợ lặn, tồn tại hàng ngàn năm trước. Ama đã xuất hiện trong văn học, hội họa, nghệ thuật từ thế kỷ 8. Trên thế giới có lẽ chỉ ở Nhật Bản và đảo Jeju (Hàn Quốc) có nghề này. Lý giải về nghề thì mỗi nơi một khác. Hàn Quốc cho rằng, hồi xưa, đàn ông lặn biển bị đánh thuế, còn phụ nữ thì không. Việc lặn bắt ngày càng khó khăn nên dần dần phụ nữ chiếm ưu thế.

Nhật Bản giải thích thuyết phục hơn. Từ xưa, đàn ông vốn mạnh mẽ, phải đánh bắt xa khơi. Phụ nữ ở nhà nội trợ và lặn tìm hải sản, rong biển ven bờ. Về cơ địa, khi ở dưới nước, phụ nữ chịu lạnh giỏi hơn (vì có mỡ nhiều hơn), khéo léo hơn nên lặn được lâu hơn và hiệu quả hơn. Nghề mẹ truyền con nối, từ đời này qua đời khác. Để di chuyển dễ dàng dưới nước, các ama mặc bộ đồ vải trắng bó sát (sundoshi) và quấn khăn đầu (tenugui) giữ chặt tóc với hai biểu tượng doman và seiman nhằm bảo vệ họ khỏi những linh hồn tàn ác. Phao cứu sinh là chậu gỗ để đựng sản phẩm, có dây gắn với thắt lưng chì. Ama có thể lặn sâu 10 m với kaigane (dụng cụ để nạy hào, ốc, đâm cá…) cầm tay và kỹ thuật thở đặc biệt gọi là isobue (tiếng huýt gió biển) để tránh tổn thương phổi. Loáng một cái, họ đã trồi lên với sản phẩm. Từ những năm 1970, các ama có đồ lặn chuyên nghiệp màu xám đen và kính bảo hộ nhưng ít khi dùng bình hay ống thở. Nghe đồn, trước đây, các ama còn bán nuy và khỏa thân lặn biển, có hình chụp hẳn hoi nhưng tôi thấy khó tin bởi điều này có vẻ xa lạ với truyền thống của phụ nữ Nhật và khí hậu không cho phép vì rất lạnh.

ama

Sau những chuyến lặn, các ama về những amagoya (chòi nhỏ) nghỉ ngơi, dưỡng ấm, trao đổi kinh nghiệm và truyền nghề cho lớp đàn em. Nghe nói, những năm 1960, các ama kiếm được trên 10.000 USD từ bào ngư mỗi tháng. Ama là nghề trải nghiệm thú vị, đầy phiêu lưu mạo hiểm nhưng được tự do, thỏa thích vùng vẫy giữa đại dương, tuy vậy hiện có rất ít ama trẻ. Nghề lặn biển ama đang dần mai một trước sức ép của cuộc sống hiện đại, chỉ còn thích hợp với những phụ nữ yêu biển - luôn cảm thấy tự hào khi được gọi là ama - người phụ nữ của đại dương.

nướng sò điệp

ama hành nghề
Các ama đang hành nghề -  Ảnh: T.L

Những ama ở Oosatsu

Các ama có rải rác khắp các làng chài ven biển Nhật Bản, nhưng số lượng ngày càng giảm. Năm 1931, cả nước Nhật có gần 13.000 ama thì đến năm 2010 chỉ còn gần 2.200, riêng tỉnh Mie chiếm hơn 60% (1.300 ama) mà Oosatsu là một làng tiêu biểu. Làng nhỏ ven biển, thuộc thành phố Toba (Mie), nơi có nghề biển hưng thịnh với Bảo tàng Biển (Toba Sea Folk Museum) nổi tiếng. Tôi ghé thăm Oosatsu vào cuối mùa đông giá buốt. Các ama lớn tuổi, với trang phục thợ lặn truyền thống, cầm cờ đỏ sao vàng, nồng nhiệt ra tận cổng làng đón khách Việt Nam và hướng dẫn đoàn tham quan Bảo tàng Oosatsu Ama Museum. Gọi là nhà trưng bày có vẻ đúng hơn bởi quy mô khiêm tốn, nhưng đây là nơi có nhiều hiện vật sống động và gần gũi. Có cảm nhận là những hiện vật vẫn ấm hơi người.

Khách ngồi quanh nhà amagoya cách điệu, quây quần quanh bếp than hồng ấm áp. Các ama nhanh nhẹn tự tay chọn những loại hải sản ngon nhất, tươi nhất do chính tay mình lặn bắt, bỏ lên bếp nướng. Bào ngư ngoe nguẩy, tôm hùm nhảy lách cách, cá còn quẫy đuôi, mấy loại ốc vỗ, sò bung, sò huyết, sò điệp còn bò chậm chạp… được bỏ lên bếp, mùi thơm điếc mũi, nhìn là nuốt nước miếng. Từng loại một, nóng hổi, chấm với mù tạt xì dầu, vừa ăn vừa thổi, ngon không thể tả. Thêm ngụm rượu sake nóng là say vì quá đã chứ không phải vì rượu. Lần đầu tiên được ăn hải sản tự nhiên do chính các ama lặn bắt và phục vụ nên cái ngon nhân gấp mấy lần.

Vừa thưởng thức hải sản, vừa nghe giới thiệu về lịch sử và cách săn bắt, các ama đưa khách đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. Ở đây, thợ lặn không có chuyện gặp các rủi ro như tai nạn hoặc tử vong do nghề nghiệp. Các ama Nhật Bản thủ công ai cũng thon thả, không hề bệnh tật ốm đau nhờ tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc lặn từ tổ tiên để lại. Các ama còn múa dẻo, hát hay, diễn trò rôm rả. Một ama hóm hỉnh mời khách đoán tuổi. Ai cũng “bé cái lầm”, cả chục người đều đoán trật lất, cứ tưởng bốn, năm chục tuổi là cùng. Khi ama bảo: “Tôi đã ngoài 70, có cháu ngoại học cấp 2” thì mọi người té ngửa. Ama trưởng lão Meko Kitai, đã ngoài 84, vẫn nhanh nhẹn hoạt bát tiếp khách, có name card để tiếp thị hẳn hoi.

Ama Kitai bảo: “Nhờ biển, các ama sống khỏe hơn, trẻ lâu hơn và hạnh phúc hơn”. Các ama giúp khách mặc trang phục truyền thống chụp hình lưu niệm, trò chuyện thân thiết như người trong nhà dù ngôn ngữ khác biệt. Đến Nhật Bản mà chưa ghé thăm Oosatsu với những ama duyên dáng, chuyên nghiệp thì chưa trọn vẹn. Chỉ băn khoăn một điều là không thấy những ama trẻ. Nếu không có kế thừa, liệu vài chục năm nữa, lấy đâu người nối nghiệp những ama độc đáo của Nhật Bản hôm nay?

Báo Thanh Niên, 08/02/2016
Đăng ngày 09/02/2016
Nguyễn Văn Mỹ
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:34 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:34 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:34 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:34 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:34 25/11/2024
Some text some message..