Lão nông tâm huyết với nghề nuôi cá lồng trên hồ chứa

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Phan Xuân Tịnh, ông Tịnh vui vẻ kể cho tôi nghe về nghề nuôi cá lồng trên hồ chứa của mình.

Lão nông tâm huyết với nghề nuôi cá lồng trên hồ chứa
Ông Tịnh bên những lồng nuôi cá điêu hồng

Ông Tịnh kể, con trai ông tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản năm 2008, và được công ty cổ phần CP Việt Nam nhận vào làm việc. Con trai ông được đi khắp nơi và nhận thấy cá điêu hồng dễ nuôi, đặc biệt ở các tỉnh miền Nam phát triển rất mạnh. Con trai ông còn phân tính những lợi thế về tự nhiên và thị trường của vùng đất Hà Tĩnh đối với nghề nuôi cá điêu hồng. Lúc bấy giờ nghề nuôi cá lồng trên hồ chứa còn rất ít ỏi, đặc biệt là nuôi cá điêu hồng bằng lồng lại chưa có ai nuôi. Thấy con nói vậy, lại có niềm đam mê làm kinh tế nên ông Tịnh khăn gói vào Nam học nghề nuôi cá điêu hồng bằng lồng.

Năm 2010, ông Tịnh bắt đầu thử nghiệm nuôi 6 lồng tại hồ Kẻ Gỗ, xã Cẩm Mỹ. Lứa cá đầu thả xuống, nước trong và sạch lại được cho ăn chu đáo nên cá lớn nhanh như thổi, màu sắc đẹp, thịt săn chắc và thơm ngon nên vừa được mùa vừa được giá. Mỗi khi có đoàn tham quan khu bảo tồn Kẻ Gỗ và du ngoạn trên lòng hồ, du khách đều ghé thăm mô hình cá lồng của ông. Mọi người “ưng mắt, ưng bụng lắm”.

Thế nhưng việc nuôi cá nơi cuối nguồn ngọn nước, mỗi lần ra chăm sóc cá và vận chuyển con giống, thức ăn, thu hoạch cá đều phải thuê thuyền rất bất tiện lại làm hiệu quả kinh tế của gia đình bị giảm khá nhiều. Đầu tư thêm một năm, năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế vẫn không khá lên, chăm sóc và quản lý cá gặp nhiều khó khăn nên năm 2012, ông quyết định tháo dỡ và chuyển dời toàn bộ lồng nuôi về hồ Thượng Tuy, xã Cẩm Thịnh. Nơi đây, giao thông đi lại và vận chuyển thức ăn, sản phẩm rất thuận lợi, vả lại tập quán dân cư mình cũng quen hơn. Năm 2013 ông Tịnh đã nhân rộng lồng nuôi ra 12 ô lồng, rồi 18 ô lồng. Mỗi năm doanh thu lên cả tỷ đồng.

Niềm vui chưa kịp đọng thì một lần nữa ông Tịnh lại phải đi tìm địa điểm mới neo đậu “lồng nuôi những đàn cá yêu” của mình bởi lòng hồ Thượng Tuy hẹp, người dân vùng ven hồ lại sử dụng nước trong hồ để sinh sống. Nghề nuôi cá lồng sử dụng thức ăn công nghiệp nhiều, thời tiết thì diễn biến thất thường nên có những thời điểm cá chết nhiều làm cho nước hồ bị biến sắc, phát mùi tanh hôi. Không để người dân phải chịu ảnh hưởng vì mình nên mặc dù hiệu quả cao, nhưng ông đành lòng phải từ bỏ nơi này để đi tìm địa điểm nuôi mới.

Rút kinh nghiệm từ những lần trước, lần này ông chọn địa điểm kỹ càng hơn. Cuối năm 2016, ông đã tìm được điểm dừng chân cho những lồng nuôi cá của mình. Đó là một hồ chứa nước của xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh. Giao thông, điện lưới thuận lợi, nguồn nước không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của dân cư xung quanh và an ninh lại đảm bảo. Được chính quyền địa phương ủng hộ ông đã cùng với một số anh em đứng ra thành lập HTX nuôi cá điêu hồng bằng lồng trên hồ chứa để hỗ trợ các hộ trên địa bàn xã và cả tỉnh có cùng chung chí hướng nuôi cá điêu hồng bằng lồng cả về kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Tịnh chia sẻ: “Để nuôi cá điêu hồng bằng lồng thành công việc chọn địa điểm nuôi mang tính quyết định nhưng cũng nên lưu ý sử dụng mã số thức ăn có hàm lượng đạm cao trên 28%. Về mùa lạnh phải nuôi thưa để đảm bảo màu sắc cho cá vì nếu lạnh quá mà nuôi dày cá sẽ có màu đen, người tiêu dùng không thích, giá bán thấp hơn. Để tận dụng các con cá bị chết hàng ngày, tôi nuôi 1 lồng cá leo, cá điêu hồng bị chết được nấu chín và cho cá leo ăn, vừa tăng thêm thu nhập lại giảm được sự ô nhiễm môi trường. Thả cá nên thả rải lứa, để lúc nào cũng có cá bán, để lại 1/3 số ô lồng để san thưa khi cá lớn. Cá giống và thức ăn nên lựa chọn các đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng trên thị trường”.

Hiện nay, sản phẩm cá điêu hồng nuôi lồng của ông được tiêu thụ khắp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Nghệ An,… Với “tầm nhìn đúng” ông Tịnh đã “sản xuất cái mà thị trường cần” và ông đã thành công. Ông là người nuôi cá lồng thành công nhất trên địa bàn Hà Tĩnh. Hằng năm, doanh thu của ông đạt từ 1 đến 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho 3 công nhân thường xuyên với mức lương 5 - 6 triệu đồng/tháng. Giờ ông đã có một ô tô chuyên chở thức ăn và sản phẩm đi đến các cơ sở đặt hàng và một đại lý thức ăn. Kết quả hôm nay là minh chứng cho sự thành công của con người có tầm nhìn và lòng quyết tâm, kiên định với con đường đã chọn.

Gương sáng về nuôi cá điêu hồng bằng lồng của ông Phan Xuân Tịnh đã tạo thêm niềm tin và động lực cho nhiều hộ dân học tập và làm theo. Bên cạnh đó, nhiều năm qua Hà Tĩnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời nên lĩnh vực nuôi cá lồng nói chung và nuôi cá điêu hồng bằng lồng trên hồ chứa nói riêng đã tạo được bước đột phá (năm 2017 thể tích nuôi cá bằng lồng đạt 57.471 m3, tăng 17 lần so với năm 2011). Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa xứng với tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho Hà Tĩnh. Vì vậy, vẫn còn cần rất nhiều những con người như ông Tịnh để ngành thủy sản Hà Tĩnh ngày một phát triển bền vững hơn.

TTKNHT
Đăng ngày 17/05/2018
Kim Thịnh
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 10:04 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 10:04 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 10:04 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:04 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:04 26/11/2024
Some text some message..