Liên kết trong nuôi tôm - cần tin tưởng

Mấu chốt của sự phát triển hiệu quả và bền vững cho ngành tôm chính là ở khâu liên kết. Và, liên kết phải là thực chất trên cơ sở uy tín và lòng tin lẫn nhau để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và hài hòa lợi ích của các bên tham gia liên kết.

Liên kết trong nuôi tôm - cần tin tưởng
Liên kết trong nuôi tôm - cần tin tưởng. Hình minh họa

Đó là một trong những nội dung chính được các đại biểu tham gia hội thảo: “Xây dựng mối liên kết phát triển ngành tôm bền vững” do Hiệp hội tôm Mỹ Thanh phối hợp Chi cục Thủy sản Sóc Trăng tổ chức vào ngày 30-5 đặt ra, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển ngành tôm bền vững.

Với việc đề ra mục tiêu xuất khẩu tôm 10 tỉ USD đến năm 2025 và quyết định ngành tôm được vay ngân hàng với lãi suất thấp hơn 0,5 - 1,5% của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới đây cho thấy, sự quan tâm đặc biệt đến ngành tôm của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch Hiệp hội tôm Bình Thuận, hiện cả nước chỉ có 2 hiệp hội là Hiệp hội tôm Bình Thuận (Bình Thuận) và Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), cho thấy việc liên kết và đầu tư cho phát triển ngành tôm chưa nhiều. “Hợp tác là phải thiết thực và hiệu quả trong hiện tại lẫn tương lai để cùng tạo ra giá trị gia tăng cao chứ không phải để trục lợi lẫn nhau” - ông Nguyễn Hoàng Anh nêu quan điểm.

Là một nhà khoa học, nhưng PGS.TS. Trương Quốc Phú – Trưởng Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ cũng quan tâm đến vấn đề liên kết trong nuôi tôm không kém các doanh nghiệp và người nuôi, bởi theo TS Phú, chỉ có liên kết tốt mới giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường và hạn chế khả năng phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, TS Phú đề nghị, hiệp hội cần tìm kiếm đối tác có uy tín để hợp tác, như: nhà khoa học, doanh nghiệp giống, thức ăn, chế biến… để đảm bảo khép kín chuỗi sản xuất và nhất là cần thống nhất chọn mô hình nuôi nào ít rủi ro nhất cho từng vùng.

Khẳng định nuôi tôm không phải lúc nào cũng thắng vì con tôm chịu tác động rất nhiều yếu tố, ông Mã Thanh Hồng – Giám đốc HTX Hòa Đê (Mỹ Xuyên) cho rằng, chất lượng con giống đang là vấn đề cả người nuôi lẫn nhà quản lý cần quan tâm, vì theo ông Hồng hiện có một số đơn vị giống xuống tận vùng nuôi khuyến mãi 30% - 40% thậm chí là 100%, nhưng chất lượng thì không biết ra sao. Ông Hồng kiến nghị: “Phải có mối liên kết chặt chẽ hơn về con giống và nên có kiểm tra nghiêm ngặt sản phẩm đầu vào để hạn chế sản phẩm trôi nổi”.

Ông Mai Văn Đấu – Giám đốc HTX Toàn Thắng (TX. Vĩnh Châu), nhận xét: “Người nuôi luôn là người phải chịu rủi ro, thiệt thòi nhiều nhất, kể cả khi trúng lẫn thất mùa. Nếu có liên kết dễ kiểm soát chất lượng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm vì suy cho cùng, bền vững chính là nuôi tôm phải có lời”.

Nói về yếu tố bền vững, ông Trần Văn Phẩm – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sóc Trăng (Stapimex) lý giải: “Bền vững là ngành nuôi ổn định và đáp ứng kịp thời yêu cầu chất lượng, có giá thành cạnh tranh với các nước cung cấp tôm lớn trên thế giới. Khi đó, các nhà cung cấp đầu vào, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sẽ chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. Muốn làm tốt việc này, không có con đường nào khác là phải có các liên kết. Việc liên kết không nên quá cứng, mà cần có sự linh hoạt, đa dạng hơn, như: liên kết tay đôi, tay ba… trên cơ sở uy tín và lòng tin lẫn nhau.

Ông Võ Quan Huy – Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh nhận định, yêu cầu về liên kết của HTX, THT hiện rất cao, nên các doanh nghiệp hãy cử người đến các HTX, THT để làm ăn và nên xem đây là nơi thể hiện cam kết của mình. Trong nuôi tôm, thành công không lặp lại do chúng ta chưa hiểu hết được nghề tôm, nên mô hình nào rồi cũng bổ sung nếu muốn giữ vững thành công. Ông Huy đề xuất: “Để chứng tỏ uy tín và tạo lòng tin lẫn nhau, các doanh nghiệp cần hợp tác với hiệp hội, người nuôi tôm xây dựng chương trình đánh giá sản phẩm thông qua kết quả thực tế từ ao nuôi, để rút kinh nghiệm và giới thiệu những gì tốt nhất đến người nuôi”.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 06/06/2017
Tịch Thu
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:11 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:11 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 12:11 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 12:11 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 12:11 26/11/2024
Some text some message..