Liều lượng của probiotics từ Clostridium butyricum cho tôm thẻ

Một báo cáo mới đây vừa cho thấy vai trò toàn diện của probiotics mới trên tôm thẻ và cho biết chính xác liều lượng sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu.

Liều lượng của probiotics từ Clostridium butyricum cho tôm thẻ
Sử dụng chính xác liều lượng giúp probiotics đạt được hiệu quả tối ưu. Ảnh: NN/Tép Bạc

Tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) là loài nuôi chính trong nhiều năm ở Trung Quốc, Ấn Độ cũng như Việt Nam. Tuy nhiên dịch bệnh trên tôm đang bùng phát khá phức tạp làm ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của ngành tôm. Bệnh là kết quả của sự tương tác phức tạp 3 nhân tố vật chủ, môi trường và mầm bệnh, trong đó khả năng đề kháng với mầm bệnh được coi là yếu tố quan trọng đối với một loài nuôi. Do đó bên cạnh việc cải tiến kỹ thuật nuôi, nuôi tôm khép kín đảm bảm an toàn sinh học thì những biện pháp giúp cải thiện miễn dịch của tôm cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Cải thiện miễn dịch cho tôm bằng nhiều biện pháp như sử dụng chất kích thích miễn dịch như β-glucan, quercetin, MOS (Mannan Oligosaccharide)…và có một phương pháp phổ biến là sử dụng probiotics cho tôm. 

Probiotics từ Clostridium butyricum 

Clostridium butyricum là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, gram dương, thường được tìm thấy trong đất và phân và hệ vi khuẩn đường ruột của người và động vật.

So với các chế phẩm sinh học khác như Bacillus, Lactobacillus và nấm men thì C. butyricum có khả năng chịu được môi trường có độ pH, nhiệt độ cao hơn và chịu được nhiều loại kháng sinh. Chúng đã được sử dụng như một probiotic cộng sinh quan trọng để phòng ngừa các bệnh đường ruột của con người và thú y (Liao và cộng sự, 2015a, b). Nhiều báo cáo cho thấy rằng C. butyricum có thể duy trì hoặc khôi phục lại cộng đồng vi khuẩn có lợi, và ngăn ngừa hoặc sửa chữa sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột (Zhang et al., 2012).

Ngoài ra, C. butyricum cũng có thể sản xuất một số chất chuyển hóa có thể ức chế vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường ruột, chẳng hạn như bacteriocin (Clarke và Morris, 1976) và axit lipoteichoic (Gao et al., 2011). Các axit béo mạch ngắn, đặc biệt là axit butyric được sản xuất bởi C. butyricum có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cho quá trình tái tạo và sửa chữa tế bào biểu mô ruột (Pryde et al., 2002).

Là một phụ gia thức ăn, C. butyricum đã được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc và gia cầm tuy nhiên, vẫn còn ít nghiên cứu về ứng dụng của nó trong động vật thủy sản được báo cáo. Duan et al. (2017) đã đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn uống C. butyricum dưới dạng bào tử trên sự tăng trưởng, và chủ yếu tập trung vào tình trạng sức khỏe ruột, chức năng miễn dịch ruột và phản ứng của chúng đối với stress amoniac của tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, vai trò dinh dưỡng của probiotics từ C. butyricum đối với đáp ứng miễn dịch của huyết thanh, và các cơ quan miễn dịch chính trong tôm vẫn chưa chắc chắn và thiếu thông tin hỗ trợ. Do đó nghiên cứu này đánh giá hiệu suất tăng trưởng, miễn dịch không đặc hiệu, mô học đường ruột và khả năng kháng bệnh của tôm thẻ Litopenaeus vannamei được nuôi bằng chế độ ăn bổ sung tế bào sống của Clostridium butyricum.

Bổ sung Clostridium butyricum trên tôm thẻ

Nghiên cứu này được xây dựng trong 42 ngày, với chế độ ăn thử nghiệm và 14 ngày tiếp theo thách thức với mầm bệnh Vibrio parahaemolyticus để xác định ảnh hưởng của Clostridium butyricum CBG01 trên tôm thẻ Litopenaeus vannamei (trọng lượng ban đầu 1,60 ± 0,02g). 

Tôm được cho ăn với bảy chế độ ăn thử nghiệm có chứa liều lượng khác nhau như sau:


C. butyricum được phun đồng đều trên thức ăn cho tôm, sau đó được đóng gói với hỗn hợp dung dịch natri alginate và dầu cá và sấy khô trong bóng râm. Tất cả các chế độ ăn thử nghiệm được chuẩn bị hàng ngày và cho tôm ăn trong vòng 2 giờ để đảm bảo sức sống của C. butyricum.


Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng và tăng trọng của tôm ở nhóm LE và LF được cải thiện đáng kể trong khi tỷ lệ chuyển hóa thức ăn FCR cho tất cả các nhóm bổ sung probiotics từ C. butyricum giảm đáng kể so với đối chứng (P <0,05).


Ảnh hưởng của chế độ ăn uống C. butyricum đến số lượng và chiều cao của nhung mao ruột được thể hiện. Chiều cao của nhung mao ruột tôm ở tất cả các nhóm điều trị cao hơn đáng kể so với đối chứng ( P  <0,05), và ở nhóm LE và LF cao hơn đáng kể so với các nghiệm thức khác ( P  <0,05). Chứng tỏ thức ăn bổ sung với chế phẩm sinh học có thể thay đổi hình thái của ruột của tôm. Do đó, có thể việc tăng cường hiệu suất sinh trưởng và giảm FCR trên tôm là do sự thay đổi hình thái của ruột và cải thiện chức năng hấp thu đối với các chất dinh dưỡng khác nhau. 

Các hoạt động miễn dịch của tôm trong nhóm LE và LF đều được tăng cường đáng kể (P <0,05). Mức độ biểu hiện của các yếu tố miễn dịch trong cơ quan lymphoid của tôm của các nhóm LC, LD, LE và LF cao hơn so với nhóm không bổ sung (P <0,05).

Sau khi thách thức với vi khuẩn gây bệnh là V. parahaemolyticus thì mức độ biểu hiện gen miễn dịch trong LE và LF được điều chỉnh lên đáng kể và tỷ lệ tử vong tích lũy của tôm ở LD, LE và LF thấp hơn đáng kể so với đối chứng (P <0,05).

Sự tăng cường sinh trưởng và miễn dịch của tôm thẻ bởi probiotic từ C. butyricum phụ thuộc vào liều lượng bổ sung vào chế độ ăn. Với liều từ 10 11 và 10 12  cfu C. butyricum/kg bổ sung vào thức ăn có thể cải thiện đáng kể hiệu suất sinh trưởng và khả năng miễn dịch của tôm thẻ L. vannamei , cũng có tác động tích cực đến cấu trúc hình thái đường ruột. Hơn nữa, bảo vệ chống lại V. parahaemolyticus cũng tăng lên với sự gia tăng trong việc thêm liều, và sự bảo vệ tốt nhất đã được quan sát thấy trong tôm cho ăn một chế độ ăn có chứa C. butyricum ở 1012 cfu / kg. 

Vì vậy, khi xem xét yếu tố tăng trưởng, khả năng miễn dịch, và khả năng kháng bệnh thì liều 10 11-12 cfu /kg thức ăn của probiotics từ C. butyricum CBG01 được khuyến khích sử dụng cho tôm thẻ dựa trên kết quả từ nghiên cứu của Hai-dong Li, Xiang-Li Tiang 2018.


Đăng ngày 05/11/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 18:59 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 18:59 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 18:59 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 18:59 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 18:59 19/12/2024
Some text some message..