Linh hoạt ứng phó xâm nhập mặn

Dự báo xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 - 2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, đỉnh điểm từ ngày 26 - 02 đến 2 - 3.

Hạn mặn ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản nước ta

Theo đó, ranh mặn 4 g/lít trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây (Long An) có khả năng xâm nhập sâu cách cửa biển 53 - 60 km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại (Tiền Giang), mặn xâm nhập từ 45 - 55 km; sông Hàm Luông, Cổ Chiên (Bến Tre, Trà Vinh), mặn đi sâu vào đất liền 50 - 57 km; trên sông Hậu (Sóc Trăng, Trà Vinh), mặn xâm nhập 45 - 53 km.


Đập thép trên kênh Nguyễn Tấn Thành được thi công kịp thời giúp người dân Tiền Giang ngăn mặn, trữ nước ngọt.

Rút kinh nghiệm ứng phó hạn, mặn năm 2019 - 2020, tỉnh Long An đã dự báo và xây dựng kế hoạch từ rất sớm. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Long An Nguyễn Chí Thiện cho biết: Theo dự báo, hạn, mặn năm nay có khả năng tác động đến 4.000 ha lúa, chanh và thanh long tại TP Tân An, các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa, Cần Đước và Cần Giuộc. Khi vào cao điểm, các địa phương này có khả năng bị thiếu nước tưới.

Sở NN và PTNT Long An triển khai nhiều giải pháp công trình, phi công trình, lắp đặt hai trạm bơm điện, vận động người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để giảm thiệt hại. Lịch thời vụ gieo sạ lúa đông xuân 2020 - 2021 được triển khai sớm hơn hằng năm, các huyện ven biển không gieo sạ trong tháng 11 - 2020. Tuy nhiên, giá lúa cao nên người dân xuống giống lúa vụ 3 trễ lịch thời vụ khoảng 3.000 ha và có nguy cơ bị ảnh hưởng mặn.

Quản đốc Nhà máy nước Nhị Thành (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) Trần Tấn Lợi cho biết: Để có nước sạch đạt tiêu chuẩn phục vụ người dân, nhà máy phải lấy nguồn nước mặt từ hệ thống thủy lợi Rạch Chanh tiếp giáp sông Vàm Cỏ Tây về xử lý. Với công suất 35.000 m3/ngày/đêm sẽ bảo đảm đủ nước sạch phục vụ người dân trong mùa hạn, mặn 2021. Tuy nhiên, phía ngoài hệ thống thủy lợi Rạch Chanh tiếp giáp sông Vàm Cỏ Tây đang bị mặn và đe dọa trực tiếp nguồn nước ngọt của hệ thống thủy lợi này. Điều đáng lo nhất hiện nay là độ mặn cho phép đối với sản xuất nông nghiệp là 10/00/lít, còn đối với ngành cấp nước sạch, độ mặn cho phép theo Quy chuẩn 01 của Bộ Y tế chỉ ở mức 0,25 đến 0,30/00/lít. Trước tình hình này, nhà máy đề nghị ngành thủy lợi tỉnh Long An, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Ban Quản lý Âu thuyền Rạch Chanh có kế hoạch vận hành hợp lý để bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ dân sinh.

Tại Bến Tre, ngành nông nghiệp tập trung các giải pháp ngăn mặn, trữ ngọt. Gia đình ông Nguyễn Văn Hùng, xã Vĩnh Thành (huyện Chợ Lách) đã đầu tư 160 triệu đồng làm hồ có diện tích 1.200 m2, chứa khoảng 6.200 m3 nước ngọt. Ông Hùng cho biết, năm 2020, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng làm cây giống của gia đình chết hơn 30%, thiệt hại gần 500 triệu đồng. Năm nay, để ứng phó với mặn, hầu hết người dân ở khu vực này đều mua túi chứa hoặc đào hồ nổi rồi phủ bạt ni-lông để chứa nước ngọt phục vụ sản xuất.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Tiền Giang Nguyễn Thiện Pháp cho hay: "Mới bước vào mùa cao điểm, diễn biến mặn khá phức tạp và bất thường. Theo dự báo, xâm nhập mặn năm nay có khả năng cao hơn năm 2015 - 2016, tác động trực tiếp đến gần 37.000 ha vườn cây ăn trái, hàng chục nghìn hộ dân ở khu vực phía đông của tỉnh".

Để bảo vệ nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt của người dân và vườn cây ăn trái trên địa bàn, tỉnh Tiền Giang đã triển khai đắp các đập ở khu vực cù lao Tân Phong, vùng chuyên canh sầu riêng thuộc xã Ngũ Hiệp và triển khai khoan 14 giếng dự phòng trên địa bàn huyện Cai Lậy.


Chủ động ứng phó hạn mặn

Đối với các vùng cây ăn trái ở khu vực phía tây, tỉnh Tiền Giang củng cố lại toàn bộ hệ thống đê bao và khoan thêm giếng phục vụ nước sinh hoạt cũng như sản xuất cho người dân. Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Tiền Giang đã hoàn chỉnh lại các thiết bị, hệ thống đường ống, trạm bơm kinh Sáu Ầu - Xoài Hột nhằm bảo đảm nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước Bình Đức. Trong trường hợp cần thiết, công ty sẽ xin ý kiến UBND tỉnh Tiền Giang mở 12 giếng dự phòng trên địa bàn TP Mỹ Tho để tiếp tục cung cấp nước cho nhân dân.

Trưởng phòng NN và PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre) Bùi Thanh Liêm cho biết: "Từ rất sớm, cả hệ thống chính trị của huyện đã chuẩn bị các phương án để ứng phó như: đào ao, sử dụng túi trữ nước, giữ nước trong mương vườn... để có nước ngọt sử dụng. Ngành nông nghiệp tập trung hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác như: phủ gốc, tưới tiết kiệm nước".

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho hay, địa phương đã và đang tập trung các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn. Việc rà soát các cống, hồ chứa nước phục vụ người dân đã hoàn thành. Tỉnh đang tập trung quan trắc, thông tin, dự báo kịp thời tình hình hạn, mặn; quản lý đóng mở các cống ngăn mặn linh hoạt, sát thực tế... Bến Tre tiếp tục hoàn chỉnh các công trình ngăn mặn, điều hành ngăn mặn tạm thời. Các nhà máy nước sẵn sàng phương án cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn chia sẻ: Khi mặn tác động trực tiếp đến Nhà máy nước Đồng Tâm và Nhà máy nước Bình Đức, tỉnh sẽ vận hành 12 giếng khoan dự phòng và bơm nước ngọt từ kinh Sáu Ầu - Xoài Hột vào hai nhà máy này để bảo đảm đủ nước ngọt cung cấp cho nhân dân. Tỉnh Tiền Giang sẽ lắp đặt một số tuyến ống tiếp nhận nguồn nước từ Nhà máy nước Đồng Tâm trên địa bàn huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây; đầu tư nâng cấp phát triển các tuyến ống trên địa bàn thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông…

Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN và PTNT) Lê Thanh Tùng, vụ lúa đông xuân 2020 - 2021, nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống hơn 1,5 triệu héc-ta. Cuối tháng 01 - 2021, người dân vùng nhiễm mặn của các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng chủ động xuống giống sớm, tổ chức sản xuất tập trung tránh mặn xâm nhập. Giải pháp xuống giống tập trung để phân bố sản lượng lúa cho thị trường trong nước và xuất khẩu đã cho kết quả rất tốt. Các trà lúa gieo sạ ở vùng bị hạn, mặn của năm 2020 đã không còn bị ảnh hưởng. Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương sớm tích nước đầy đủ; chủ động trữ nước khi mặn lấn sâu…

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 19/02/2021
Trung Phong Sự
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 07:56 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 07:56 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 07:56 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 07:56 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 07:56 23/11/2024
Some text some message..