Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
Danionella cerebrum là sinh vật bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn. Ảnh: agrilifetoday.tamu.edu

Sinh vật biển bé nhỏ mang khả năng kỳ diệu 

Tính đến nay, Danionella cerebrum có nguồn gốc từ Myanmar và đông bắc Ấn Độ là loài cá thứ năm trong chi này được phát hiện và đặt tên để phân loại. 

Tên gọi của của loài cá này được đặt dựa vào đặc điểm cấu tạo bộ não để lộ ra ngoài của chúng. Ngoài ra, dựa trên hành vi tạo ra âm thanh của chúng, những nghiên cứu về cách thức hoạt động và chức năng não cũng đang được tiến hành nhằm phục vụ cho ngành khoa học thần kinh ở động vật có xương sống trưởng thành. 

Trước đó, Danionella cerebrumDanionella translucida rất thường bị nhầm lẫn do hai loài này có ngoại hình gần như giống hệt nhau ngay cả khi được quan sát dưới kính hiển vi. Thực tế, theo nhà khoa học Kevin Conway thì chúng chỉ là họ hàng xa trong chi và đã có những khác biệt lớn về di truyền. 

Danionella cerebrum là loài cá có kích thước rất bé nhỏ với chiều dài cơ thể không quá 12mm, tức chỉ dài hơn móng tay một chút. Tuy nhiên, chúng lại có một khả năng rất khó tin đó là tạo ra âm thanh lên tới hơn 140dB (theo IFL Science đưa tin ngày 28/2 vừa qua). 

Theo logic thông thường, những sinh vật lớn có xu hướng tạo ra âm thanh lớn và ngược lại. Chẳng hạn như trường hợp của voi, một con voi trưởng thành có thể tạo ra âm thanh lên tới 125dB bằng vòi. Vì vậy, khả năng đặc biệt này của Danionella cerebrum thu hút rất nhiều người quan tâm bởi trong thực tế, với âm thanh có độ lớn 150 decibel đã có thể đủ mạnh để làm thủng màng nhĩ. 

Danionella cerebrumXu hướng tạo ra âm thanh ở Danionella cerebrum để giao tiếp với nhau. Ảnh: texasstandard.org

Cách tạo ra âm thanh của Danionella cerebrum 

Trong môi trường tự nhiên, Danionella cerebrum sống ở những vùng nước nông tại Myanmar; do đó, khu vực này thường mờ đục nên rất khó nhìn thấy những con cá khác xung quanh. Theo nhóm nghiên cứu thì bắt nguồn từ thực tiễn này nên chúng mới có xu hướng tạo ra âm thanh để giao tiếp với nhau. 

Dù nguyên nhân tạo ra âm thanh lớn của Danionella cerebrum là để giao tiếp nhưng cách thức tạo ra âm thanh của chúng vẫn là một dấu chấm hỏi lớn. 

Để giải quyết thắc mắc này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng video tốc độ cao kết hợp với biểu hiện gene và phát hiện âm thanh được tạo ra từ sự rung động của bong bóng cá, trong đó các cơ co lại khiến các cấu trúc va vào bong bóng. Ở đó, âm thanh sinh ra từ các con Danionella cerebrum đực nhờ vào hệ thống đặc biệt bao gồm xương sườn, sụn “đánh trống” và cơ bắp có sức chịu mỏi tốt. 

Cụ thể, quá trình tạo âm thanh ở loài cá này được thực hiện như sau: Dựa vào hai cơ âm thanh chứa sụn đánh trống; chúng tận dụng từng đợt co cơ lặp đi lặp lại ở một bên thân làm dịch chuyển xương sườn; khi đó, sụn sẽ bị kéo lại vào tạo ra sức căng; lúc thả ra, sụn sẽ đập vào bong bóng tạo tiếng động lớn và đây chính là âm thanh được ghi nhận với độ lớn hơn 140dB. 

Trong tự nhiên, dù rất hiếm hoi nhưng cũng có một số sinh vật biển có khả năng tạo ra âm thanh lớn hơn rất nhiều so với kích thước của chúng như: Tôm gõ mõ chỉ dài 2,5-5cm nhưng tạo ra âm thanh lên đến 250dB hay cá ruồi đực dài khoảng 25cm cũng có khả năng phát ra tiếng động gần 130dB. 

Song, chưa có sinh vật biển nào có kích thước khiêm tốn lại có cơ chế tạo ra âm thanh tương tự loài Danionella cerebrum. Chính khả năng phi thường đến khó tin của một sinh vật nhỏ bé đã khiến chúng trở nên đặc biệt. 

Đăng ngày 10/05/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 16:17 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 16:17 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 16:17 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 16:17 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 16:17 27/11/2024
Some text some message..