Lợi ích kép khi dán tem truy xuất nguồn gốc nông sản

Việc dán tem truy xuất nguồn gốc (TXNG) lên các sản phẩm nông sản sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.

Lợi ích kép khi dán tem truy xuất nguồn gốc nông sản
Từ khi dán tem truy xuất nguồn gốc, cá giòn của hộ ông Nguyễn Trung Tựu ở xã Nam Tân (Nam Sách) không còn bị mạo danh và được bán với giá cao hơn hẳn so với trước

Quy trình nghiêm ngặt

Tem TXNG có nhiều loại nhưng trên địa bàn Hải Dương chủ yếu sử dụng công nghệ QR code. Công nghệ mã hóa thông tin QR code được tích hợp lên tem giúp TXNG sản phẩm và nhà sản xuất. Người tiêu dùng có thể sử dụng các phần mềm có sẵn (Zalo, Viber...) trên điện thoại có kết nối internet để kiểm tra thông tin về sản phẩm. Tem TXNG được cung cấp bởi các doanh nghiệp đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép.

Trước đây, anh Nguyễn Văn Thuấn ở xã Bạch Đằng (Kinh Môn) trồng và chăm sóc thanh long theo phương pháp truyền thống nên sản phẩm làm ra chỉ tiêu thụ trên thị trường tự do và giá bán không cao. Để tạo sự khác biệt, anh Thuấn chuyển sang trồng thanh long theo phương pháp hữu cơ. Với phương pháp này, quả thanh long có vỏ mỏng, đỏ tự nhiên, thơm ngon và để được lâu. Trước đó, anh Thuấn phối hợp với Chi cục Quản lý nông, lâm và thủy sản làm các quy trình để được cấp giấy chứng nhận nông sản sạch. "Chi cục lấy các mẫu thanh long đưa đi kiểm tra, xét nghiệm. Các sản phẩm đều đáp ứng được yêu cầu nên đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông sản sạch. Đây là "tấm vé" đầu tiên và cũng rất quan trọng để tôi tiếp tục phối hợp với Viễn thông Hải Dương dán tem TXNG cho sản phẩm", anh Thuấn cho biết.

Trước đây, người trồng vải Thanh Hà sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa tuân theo một quy trình nào. Từ khi xây dựng vùng vải VietGAP, GobalGAP, huyện Thanh Hà đã yêu cầu người dân phải tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất sạch từ tên thuốc bảo vệ thực vật, thời gian phun, thu hoạch... Ông Trần Trung Lìn, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Thanh Sơn chia sẻ: "Toàn xã hiện có 260 ha vải, trong đó có 10 ha vải trồng theo quy trình VietGAP đã được Cục Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản nông sản vùng I cấp giấy chứng nhận nông sản sạch. Để được cấp giấy chứng nhận sản phẩm sạch, cục lấy mẫu ngẫu nhiên làm xét nghiệm. Cứ 2năm được cấp giấy 1 lần nên người dân đều có ý thức cao trong sản xuất, bởi nếu làm ẩu, gian dối thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận sản phẩm sạch".

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: "Trong hồ sơ đề nghị cấp tem TXNG, sản phẩm đó phải có chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc GobalGAP. Đây là căn cứ quan trọng chứng minh đó là sản phẩm sạch, là cơ sở để cơ quan chức năng cấp tem TXNG cho sản phẩm đó".

Cả người sản xuất và tiêu dùng đều hưởng lợi

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có cá chép giòn của hộ ông Nguyễn Trung Tựu (Nam Sách), thanh long ruột đỏ ở xã Bạch Đằng (Kinh Môn), vải Thanh Hà và sản phẩm gạo hữu cơ bãi rươi của Công ty CP Nông nghiệp thế hệ mới (Tứ Kỳ) được dán tem TXNG. Liên minh HTX tỉnh cũng đang hỗ trợ một số HTX dịch vụ nông nghiệp làm thủ tục để dán tem cho cà rốt, ổi... Tem do các đơn vị trung gian như Viễn thông Hải Dương, Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (Hà Nội) cung cấp... Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Công thương cho biết: "Việc dán tem TXNG mang lại lợi ích kép cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Với người sản xuất, việc dán tem sẽ thuận tiện cho công tác quản lý, tránh sản phẩm bị làm nhái, làm giả, tăng hiệu quả kinh tế của sản phẩm trên thị trường. Với người tiêu dùng, không chỉ biết được sản phẩm đó có nguồn gốc từ đâu, được sản xuất thế nào, hạn sử dụng ra sao mà còn có cơ sở quan trọng để phản ánh thông tin, khiếu nại nếu sản phẩm đó có vấn đề".

Ông Nguyễn Trung Tựu ở xã Nam Tân (Nam Sách) chia sẻ: "Từ khi tôi dán tem TXNG cho cá, không còn cơ sở nào dám nhận là sản phẩm của mình nữa vì họ biết sản phẩm đã được bảo hộ. Hơn nữa, những sản phẩm được dán tem có giá bán cao hơn những sản phẩm khác. Hiện tôi đang bán cá từ 120.000-125.000 đồng/kg, cao hơn cùng loại không được dán tem từ 15.000-20.000 đồng/kg".  

Ông Nguyễn Khắc Dũng, Phó Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thanh Hà cũng khẳng định: "Sau khi dán tem, các sản phẩm vải của Thanh Hà tiêu thụ thuận lợi hơn trước rất nhiều. Sản phẩm đã vào được thị trường khó tính như Nhật Bản, Anh... Giá bán vải được dán tem cũng cao hơn vải không dán tem từ 10.000-15.000 đồng/kg".

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm cùng loại, kể cả người tiêu dùng thông minh đôi khi vẫn bị nhầm lẫn. Người tiêu dùng không chỉ muốn được dùng sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng mà còn muốn được xem quy trình sản xuất ra các sản phẩm đó. Việc dán tem TXNG đã giải quyết được các vấn đề trên. Chị Nguyễn Thị Hương (Hà Nội) là người thường xuyên mua sản phẩm gạo hữu cơ bãi rươi của Công ty CP Nông nghiệp thế hệ mới (Tứ Kỳ) chia sẻ: "Tôi thấy trên sản phẩm gạo có dán tem TXNG nên đã dùng điện thoại để kiểm tra và biết gạo có nguồn gốc từ vùng bãi rươi xã An Thanh. Từ đây, tôi lại tìm hiểu thêm về vùng rươi này và thấy gạo được sản xuất hoàn toàn sạch nên rất yên tâm sử dụng. Hơn một năm nay, gia đình tôi chuyển hẳn sang sử dụng loại gạo này".

Mặc dù lợi ích của việc dán tem TXNG sản phẩm đã rõ nhưng hiện nay việc dán tem cũng còn những hạn chế. Hầu hết các tem vẫn còn đơn giản, sản phẩm được dán tem chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng... còn người dân trong tỉnh vẫn chưa được hưởng thụ những sản phẩm này.

Báo Hải Dương
Đăng ngày 30/11/2018
Thanh Hà
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 20:12 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 20:12 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 20:12 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:12 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 20:12 25/11/2024
Some text some message..