Lợi ích Succinic acid với tôm thẻ chân trắng

Một báo cáo mới đây cho thấy lợi ích và tiềm năng của succinic acid trên tôm thẻ chân trắng.

Lợi ích Succinic acid với tôm thẻ chân trắng
Bổ sung Succinic acid giúp tôm thẻ chân trắng kháng stress do ammonia

Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

Phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy sản đã làm dịch bệnh xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi. Để kiểm soát dịch bệnh việc sử dụng kháng sinh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ở Châu Á đã trở nên phổ biến và khó kiểm soát. Sử dụng kháng sinh quá mức có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng do tích tụ sinh học dư lượng các chất kháng sinh, và gây nên hiện tượng kháng kháng sinh cả trên vật nuôi và con người. Do đó việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi bằng việc sử dụng những hợp chất hữu cơ được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. 

Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy Acid citric cải thiện tăng trưởng, sử dụng thức ăn và sự có lợi của muối khoáng, đặc biệt là phospho ở các loài cá khác nhau như cá hồi vân, cá tráp đỏ, cá rohu. Bổ sung acid formic cho tôm thẻ chân trắng nuôi đã cho thấy sức đề kháng tăng lên khi chúng bị thử thách với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus… Tuy nhiên báo cáo về vai trò của succinic acid trên tôm thẻ chân trắng còn ít do đó nghiên cứu này làm rõ hơn vai trò của succinic acid khi bổ sung cho tôm thẻ chân trắng.

Succinic acid là gì?


Succinic Acid (C4H6O4, HOOC-(CH2)2-COOH) là tinh thể màu trắng. Nó có thể được sử dụng làm tiền thân của nhiều hóa chất thương mại quan trọng, bao gồm 1,4-butanediol. Succinic acid là một trong những axit tự nhiên có trong thực phẩm như bông cải xanh, củ cải đường, pho mát, bắp cải… Succinic acid được sản xuất quy mô công nghiệp từ quá trình lên men của vi sinh vật.

Nghiên cứu succinic acid bổ sung cho tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu này đã nghiên cứu tác động của acid hữu cơ - succinic acid (SA) tự nhiên lên sự phát triển, các enzym tiêu hóa, phản ứng miễn dịch và khả năng đề kháng với stress do amoniac của tôm thẻ chân trắng Lipopenaeus vannamei.

Tôm được cho ăn với khẩu phần ăn chứa hàm lượng succinic acid (SA) khác nhau: 0% (kiểm soát), 0,25% (SA1), 0,50% (SA2), và 1,0% (SA3) (w / w) trong 56 ngày, tiếp theo là thử thách stress do ammonia trong 48 giờ.

Kết quả cho thấy chế độ ăn có bổ sung succinic acid cải thiện sự tăng trưởng của tôm và làm tăng tỷ lệ sống sót của tôm thử thách với ammonia cao trong 48 giờ.

Hoạt tính của amylase, lipase và pepsin tăng lên ở gan tụy ở 3 nhóm SA, trong khi hoạt tính trypsin chỉ tăng ở nhóm SA1 và SA2. Đây là các enzyme tiêu hóa trên tôm, việc tăng các hoạt tính của enzyme này khi bổ sung succinic acid góp phần cải thiện tiêu hóa cho tôm.


Sau khi tiếp xúc với stress ammonia trong 48 giờ, các thông số sinh hóa miễn dịch (T-AOC và PO) và gen biểu hiện (proPO, HSP70, Trx và GDH) tăng lên trong các nhóm tôm có cho ăn succinic acid, T-NOS, Toll, Imd và GS mức biểu hiện tăng ở nhóm SA2 và SA3, trong khi mức biểu hiện gen SOD tăng lên trong nhóm SA1 và SA2. Các kết quả này chỉ ra rằng SA cải thiện sự tăng trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch và tiêu hóa của tôm thẻ chân trắng chống lại stress ammonia, và có thể là một phụ gia thức ăn tiềm năng cho tôm. Liều bổ sung tối ưu là 0.50% (w / w) trong khẩu phần ăn.

Tôm thẻ chân trắng đang là đối tượng nuôi chủ lực ở nước ta, việc phát triển nuôi tôm ở mật độ cao như thâm canh và siêu thâm canh làm tăng khả năng dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường nước nuôi ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Do đó nghiên cứu này là gợi ý hữu ích để bổ sung succinic acid vào chế độ ăn cũng như thức ăn tôm nhằm cải thiện sức khỏe và giúp tôm chống chịu lại stress khi hàm lượng ammonia trong nước tăng cao.

Đăng ngày 20/04/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 11:32 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 11:32 02/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 11:32 02/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 11:32 02/02/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 11:32 02/02/2025
Some text some message..