Lưu ý khi nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp biogas

Một số lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn, ứng dụng công nghệ 4.0 và kết hợp hầm biogas xử lý môi trường.

Nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao
Nuôi rôm công nghệ cao đòi hỏi người nuôi cần theo dõi sát sao. Ảnh: Tepbac.

Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh tiếp tục triển khai thực hiện năm thứ 2 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường trên địa bàn huyện Cầu Ngang và Thị xã Duyên Hải.

Sau gần 75 ngày thả nuôi tôm đạt trọng lượng 63 con/kg, tỷ lệ sống đạt 98%, hệ số chuyển hóa thức ăn là 1,1, năng suất 31,7 tấn/ha/vụ, sản lượng 19.040 kg, lợi nhuận sau khi trừ các khoản chi phí là trên 350 triệu đồng.

Mô hình được xây dựng theo phương pháp nuôi hiện đại, ứng dụng được hệ thống cảnh báo môi trường trong quá trình nuôi giúp chủ động trong việc đề phòng và xử lý rủi ro xảy ra trong suốt mùa vụ; tiết kiệm được thời gian, chi phí từ việc giảm sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất; đồng thời hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do chất thải từ ao tôm đã được xử lý qua hệ thống hầm biogas.

Mô hình sản xuất mang tính ưu việt hơn so với sản xuất theo hướng đại trà của người dân trong vùng nên được người nuôi đồng tình hưởng ứng, khả năng nhân rộng cao trong thời gian tới.

Để mô hình thực hiện đạt hiệu quả cao hơn khi áp dụng rộng rãi vào sản xuất, người nuôi tôm cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Chỉ áp dụng mô hình nuôi thâm canh mật độ cao khi có đủ điều kiện về diện tích, nguồn tài chính, nguồn nhân lực, kỹ thuật, điện, nước…; cơ sở hạ tầng phải đáp ứng được yêu cầu; đủ hệ thống các ao nuôi, ao chứa và xử lý nước thải, ao lắng, lọc,...

- Cần quan tâm đến mùa vụ thả nuôi được khuyến cáo của ngành chuyên môn để có kế hoạch sản xuất hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Sử dụng vi sinh định kỳ trong suốt quá trình nuôi. Tránh việc lạm dụng thuốc, hóa chất, áp dụng các giải pháp an toàn sinh học, an toàn thực thực phẩm trong ao nuôi.

- Thực hiện hợp lý, hiệu quả công tác khử khuẩn, phòng bệnh trong suốt vụ.

- Áp dụng qui trình nuôi 2 -3 giai đoạn để dễ quản lý, giảm chi phí sản xuất. Con giống đạt kích cỡ lớn trước khi thả nuôi, rút ngắn thời gian nuôi, hạn chế rủi ro.

-  Cho tôm ăn đủ về lượng và chất, tránh thiếu thức ăn sẽ dẫn đến tôm ăn nhau và làm tôm chậm lớn khi nuôi, dẫn đến tỷ lệ hao hụt và hệ số chuyển hóa thức ăn cao, giảm lợi nhuận.

- Luôn giữ các yếu tố môi trường trong ngưỡng tối ưu nhất có thể.

- Thường xuyên cập nhật thông tin thời tiết, diễn biến tình hình dịch bệnh, giá cả thị trường.

TTKN Trà Vinh
Đăng ngày 19/08/2021
Nuôi trồng

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 05:06 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 05:06 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 05:06 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 05:06 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 05:06 29/01/2025
Some text some message..