Mật độ nuôi trong ao tôm hiện nay

Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghệ cao hay siêu thâm canh, thả nuôi mật độ cao nhằm hướng đến cải thiện năng suất nuôi. Vậy người nuôi phải nên thả mật độ cao để cải thiện năng suất hay sẽ giảm mật độ lại để hạn chế dịch bệnh tấn công. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
Mật độ nuôi ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. Ảnh: vibo.com

Mật độ nuôi trong các mô hình nuôi tôm 

Nuôi tôm thâm canh 

Tôm sú: Mật độ nuôi thâm canh thường dao động từ 20-40 con/m2

Tôm thẻ chân trắng : Mật độ nuôi thâm canh có thể từ 60-150 con/m2 hoặc thậm chí cao hơn, tùy thuộc vào công nghệ và điều kiện nuôi. 

Nuôi tôm bán thâm canh 

Tôm sú: Mật độ nuôi bán thâm canh thường từ 10-20 con/m2

Tôm thẻ chân trắng: Mật độ nuôi bán thâm canh dao động từ 20-60 con/m2

Nuôi tôm quảng canh cải tiến 

Tôm sú: Mật độ nuôi quảng canh cải tiến thường thấp hơn, khoảng từ 2-5 con/m2

Tôm thẻ chân trắng: Mật độ nuôi quảng canh cải tiến khoảng từ 5-20 con/m2

Nuôi tôm sinh thái 

Mật độ nuôi sinh thái thường rất thấp, khoảng từ 1-3 con/m2, nhằm đảm bảo môi trường tự nhiên và chất lượng tôm nuôi cao. 

Mật độ nuôi phụ thuộc vào những yếu tố nào? 

Tôm sú và tôm thẻ chân trắng có các yêu cầu khác nhau về mật độ nuôi do đặc điểm sinh học và khả năng thích nghi của chúng. 

Tôm súTôm sú nuôi mật độ sẽ khác với tôm thẻ chân trắng. Ảnh: thietbinuoitomgiasi

Chất lượng nước tốt và hệ thống quản lý môi trường hiệu quả cho phép nuôi với mật độ cao hơn. Các yếu tố như nồng độ oxy hòa tan, độ pH, nhiệt độ, và nồng độ các chất dinh dưỡng cần được kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống nuôi tuần hoàn nước, ao nuôi có hệ thống xử lý nước tốt, hoặc hệ thống nuôi trên cạn sử dụng công nghệ cao có thể hỗ trợ mật độ nuôi cao hơn so với ao nuôi truyền thống. 

Chất lượng và loại thức ăn, cùng với chế độ cho ăn hợp lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của tôm, từ đó ảnh hưởng đến mật độ nuôi. Người nuôi có kinh nghiệm và kỹ năng quản lý tốt có thể duy trì mật độ nuôi cao hơn mà vẫn đảm bảo sức khỏe của tôm. 

Tôm giống khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh, cho phép nuôi ở mật độ cao hơn.Khí hậu và mùa vụ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của tôm và các điều kiện môi trường ao nuôi. Vào mùa mưa hay mùa khô, mật độ nuôi có thể cần điều chỉnh để phù hợp. 

Giá cả thị trường và chi phí sản xuất cũng ảnh hưởng đến quyết định mật độ nuôi. Mật độ cao hơn có thể giảm chi phí trên đơn vị sản phẩm nhưng cũng tăng rủi ro dịch bệnh. 

Nuôi tôm với mật độ cao đem lại lợi ích cho người nuôi  

Nuôi tôm thâm canh mật độ cao là một mô hình nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chất thải trong ao nuôi tôm chủ yếu là chất thải hữu cơ, bao gồm thức ăn thừa, phân tôm, xác tôm chết, vỏ tôm,... Các chất thải này nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường. 

Ao nuôi tômTùy vào diện tích sẽ lựa chọn mật độ nuôi thích hợp

Khi mật độ nuôi tôm tăng lên thì sản lượng sẽ lớn hơn, nhưng sự thất bại cũng rất dễ xảy ra. Do khi mật độ cao thì sự cạnh tranh sẽ rất lớn, làm tôm suy giảm sức khỏe cũng như gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vì vậy, khi nuôi tôm ở mật độ cao, thường có nhiều yêu cầu hơn về sự cho ăn và các chiến lược quản lý ao.  

Ngoài ra, khi nuôi tôm ở mật độ cao cũng đem lại nhiều tác hại. Điển hình như hành vi bắt mồi của tôm trong một quần thể nhất định sẽ dẫn đến sự phân chia thứ bậc giữa con mạnh và những con tôm yếu hơn. Dẫn đến một sự khác biệt lớn về tốc độ tăng trưởng và lượng thức ăn được tiêu thụ giữa những con tôm trong một quần thể với nhau.  

Các hành vi này thường xảy ra khi nguồn thức ăn bị hạn chế. Một khi giảm thiểu được sự phân cấp này sẽ rất có lợi cho việc nuôi tôm ở mật độ cao, giúp tôm ít phân cỡ hơn. Vì sự phân chia giai cấp lớn sẽ gia tăng tỷ lệ căng thẳng và gây hấn ở tôm.  

Tuy nhiên sự phân cấp cũng có mặt tốt, cho phép các cá thể khám phá môi trường mới tốt hơn, dẫn tới cơ hội tìm được thức ăn cao hơn. Những com tôm mạnh hơn thường đến khu vực cho ăn trước tiên, tiêu thụ một lượng thức ăn cần thiết, sau đó dành thời gian cho việc kiếm ăn ở những khu vực khác. 

Bà con cần cân đối giữa việc nuôi tôm mật độ cao đảm bảo tôm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất, chất lượng môi trường nước tốt, ổn định hàm lượng khí độc, mô hình ổn định và phát triển bền vững. Kết thúc mô hình nuôi, tôm có tỷ lệ sống cao, đều cỡ, đạt size lớn, tôm thương phẩm đạt giá trị hàng hoá cao, mô hình có lãi như kỳ vọng. 

Đăng ngày 11/06/2024
Mây @may
Nuôi trồng

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 10:20 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 12:28 26/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 12:28 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 12:28 26/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 12:28 26/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 12:28 26/01/2025
Some text some message..