Mô hình mới trong kiểm soát mầm bệnh WSSV

Nghiên cứu đang thực hiện tại một trại giống ở Mozambique đã chứng minh khả năng phát triển miễn dịch thu được/miễn dịch đặc hiệu đối với virút hội chứng đốm trắng ở tôm.

tôm đốm trắng

Trang trại Aquapesca ở Mozambique, đông nam châu Phi, đang tiến hành sản xuất tôm sú chất lượng cao. Sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi vi-rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) trong năm 2011, Aquapesca và một nhà sinh học người Pháp đã bắt đầu một dự án nghiên cứu mang tên FAMA để kiểm soát các tác nhân gây bệnh.

Sau ba năm nghiên cứu, các kết quả đã chứng minh khả năng tăng cường miễn dịch đối với bệnh đốm trắng cho tôm - thêm một phương tiện kiểm soát bệnh tiềm năng mới.

Tăng cường miễn dịch

Hiện nay, các trại giống thường tập trung vào việc sử dụng các biện pháp an toàn sinh học và chọn giống bố mẹ sạch bệnh. Tuy nhiên, gần đây, kết quả thu được là rất thú vị với các chủng kháng thuốc được lựa chọn thông qua thuần hóa.

Ý tưởng FAMA hiện nay là kích hoạt hệ thống miễn dịch bẩm sinh của hậu ấu trùng tôm (postlarvae) bằng cách áp dụng nghiêm ngặt các thông số của nước trong quá trình điều trị, cường độ và thời gian, với sự hỗ trợ thứ cấp cảu chất kích thích miễn dịch (immunostimalants).

Thực nghiệm chính: cấy nhiễm có kiểm soát, điều trị

Thực nghiệm chính đầu tiên tạo lập các khả năng lây nhiễm cho tôm hậu ấu trùng một cách có kiểm soát và chứng minh hiệu quả của việc áp dụng điều trị. Một số bể nuôi ấu trùng, mỗi bể chứa 30.000 hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon postlarvae) từ cùng một lô, được tiêm WSSV, và áp dụng phương pháp điều trị mới. Một số bể nuôi tôm hậu ấu trùng khác không áp dụng biện pháp điều trị cũng được tiêm WSSV cùng lúc.

17 ngày sau khi tiêm WSSV, tôm trong bể có áp dụng biện pháp điều trị bệnh cho thấy, tỷ lệ sống trên 80%, trong khi các bể nuôi còn lại có tỉ lệ sống 0%. Tỷ lệ sống 0% này là không đáng ngạc nhiên, chỉ ra rằng Mozambique WSSV là đặc biệt nguy hiểm.

Thực nghiệm thử thách sức đề kháng

Ba mươi ngày sau khi tiêm WSSV lần đầu, hậu ấu trùng tôm đã qua điều trị được tiêm WSSV một lần nữa bằng cùng phương pháp đã áp dụng trong thực nghiệm chính. Đồng thời, một bể nuôi khác từ cùng lô sản xuất hậu ấu trùng tôm ban đầu chưa bao giờ tiếp xúc với WSSV cũng được cấy nhiễm và không sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào.

Nhóm hậu ấu trùng đã được điều trị sống sót sau đợt cấy nhiễm WSSV đầu tiên trong thực nghiệm chính cho thấy không có dấu hiệu lâm sàng nhiễm WSSV và không có hiện tượng chết sau 7 ngày. Trong khi đó, tôm trong bể nuôi không áp dụng biện pháp điều trị thì một lần nữa chết 100%.

Thực nghiệm cảm nhiễm thứ 2 này đã chứng minh hậu ấu trùng đã có sức đề kháng với WSSV.

Các triển vọng

Những kết quả đáng kinh ngạc này có thể được giải thích bởi quá trình kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh của tôm thông qua các thụ thể toll và protein hỗ trợ được tạo ra do sự có mặt của WSSV ở thời điểm điều trị ban đầu. Kết quả này dẫn đến việc giống như là hệ thống miễn dịch của tôm đã thu được một dạng ghi nhớ, ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của mầm bệnh ở giai đoạn sau đối với hậu ấu trùng tôm/postlarvae đã được điều trị.

Các tác giả hiện đang nghiên cứu về các giả thuyết cho rằng hệ thống miễn dịch bẩm sinh của tôm – và có lẽ là cả các động vật không xương sống khác – (?) có thể được kích hoạt để ghi nhớ các dấu hiệu của tác nhân gây bệnh với chức năng tương tự và giống như sự thích nghi xảy ra ở động vật có xương sống.

Các thành viên dự án FAMA tin tưởng rằng nếu những kết quả sơ bộ được xác nhận bởi các thực nghiệm mới thì đó có thể là một cuộc cách mạng to lớn trong việc kiểm soát không chỉ bệnh đốm trắng (WSSV), mà còn mọi loại tác nhân gây bệnh đối với nuôi tôm. Khả năng sản xuất tôm hậu ấu trùng/postlarvae kháng với một bệnh cụ thể có tiềm năng đem lại lợi ích cho toàn ngành công nghiệp nuôi tôm.

Khuyến Nông Việt Nam, 11/12/2015
Đăng ngày 11/12/2015
T.H
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 00:08 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 00:08 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 00:08 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 00:08 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 00:08 27/11/2024
Some text some message..