Mô hình nuôi thủy sản đa con đem lại thu nhập hàng trăm tỷ đồng

Nhờ nắm bắt được nhu cầu thị trường và nhạy bén trong việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh, anh Nguyễn Sỹ Thuấn, phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa đã xây dựng thành công mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng đa con, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, trên diện tích chỉ có 5000m2.

Mô hình nuôi thủy sản đa con cho hiệu quả kinh tế cao
Mô hình nuôi thủy sản đa con cho hiệu quả kinh tế cao

Trước đây, gia đình anh Thuấn thường nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống, giá thành thấp nên thu nhập không đáng kể. Năm 2013, sau một lần được đi tham quan trang trại nuôi thủy sản ở Đồng Tháp, anh đã ấp ủ ý tưởng xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt đa con. Được tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp từ các ngân hàng, anh Thuấn đã mạnh dạn đầu tư 1,4 tỷ đồng nuôi trồng các loại thủy sản đang được thị trường ưa chuộng như cá lóc, ếch, lươn, chạch, cá rô đồng... Riêng khu nuôi cá quả, cá rô đầu vuông, anh Thuấn đã xây 12 bể xi măng, phía trên lợp mái kiên cố, phía dưới sử dụng hệ thống lọc nước tự động, bảo đảm vô trùng để con nuôi không bị nhiễm bệnh.


Các bể xi măng trong trai nuôi đa đối tượng

Ngoài kinh nghiệm được tích lũy sau nhiều năm nuôi cá nước ngọt theo phương thức truyền thống, anh Thuấn còn rất chịu khó tìm hiểu kỹ thuật nuôi trên sách, mạng internet, tham khảo thực tế các mô hình sản xuất trong và ngoài tỉnh. Theo anh, để con nuôi phát triển tốt, quan trong nhất là việc quản lí môi trường nước và chọn mua giống đảm bảo chất lượng. Ngoài nguồn giống được nhập ở Viện Nuôi trồng thủy sản Nha Trang, trong quá trình nuôi, anh Thuấn cũng đã tự nghiên cứu sản xuất giống con nuôi, giúp giảm được khoảng 30% chi phí đầu vào.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, môi trường bảo đảm nên các con nuôi của gia đình anh ít bị dịch bệnh và phát triển tốt, toàn bộ sản phẩm được các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh đặt mua và đến lấy hàng tại ao. Trung bình mỗi năm, anh Thuấn thu hoạch khoảng hơn 30 tấn sản phẩm các loại, trừ chi phí, cho thu lãi 500 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, anh Thuấn còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nhiều hộ ở thành phố Thanh Hóa và các huyện trong tỉnh làm theo. 

Bản tin Thanh Hóa ngày mới
Đăng ngày 04/10/2019
Nhóm PV
Nuôi trồng

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 15:15 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 15:15 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 15:15 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 15:15 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 15:15 26/04/2024