Mô hình nuôi tôm trong bể xi măng ở Nam Định

Sau hơn chục năm kiên trì gắn bó với nghề nuôi tôm, anh Nguyễn Văn Cường (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng.

Nuôi tôm bể xi măng
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng của anh Nguyễn Văn Cường

Trước đây anh Cường làm muối, nghề quanh năm vất vả mà thu nhập thấp. Đầu những năm 2000, anh Cường chuyển đổi đất làm muối kém hiệu quả sang nuôi cua rèm, tôm sú theo phương thức quảng canh, bán thâm canh. Tuy nhiên phương thức nuôi này đầu tư thấp nên thu nhập từ ao, đầm cũng chỉ vừa đủ để trang trải cuộc sống, rủi ro nhiều, nguy cơ trắng tay, nợ nần luôn rình rập.

Năm 2007, anh Cường chuyển sang đối tượng nuôi mới nhiều người nuôi có hiệu quả kinh tế rất cao là tôm thẻ chân trắng trên diện tích 5.000m2. Kết hợp đi tham quan học hỏi ở một số mô hình nuôi tôm hiệu quả, giữa năm 2008, anh thu gọn ao lại còn 1.000m2, đầu tư cải tạo kè bờ đổ bê tông bờ ao gọn gàng kiên cố, dưới đáy lót bạt, đầu tư hệ thống quạt nước tạo ô-xy đảm bảo môi trường sống tốt hơn cho đàn tôm. Nhờ đầu tư bài bản nên ngay ở vụ đó, anh đã thu hoạch và xuất bán 1,2 tấn tôm, lãi 30 triệu đồng sau 75 ngày.

Vụ tiếp theo, anh lãi thêm 50 triệu đồng nữa. Có “đà”, anh Cường đã đầu tư thêm 4 ao nuôi, mở rộng diện tích nuôi lên 5.000m2. Sau 3 năm thành công liên tiếp (2009-2011), từ năm 2012, anh Cường lại gặp khó khăn do tôm bị chết hàng loạt. Theo anh, nguyên nhân do môi trường nước biển ô nhiễm khiến tôm bị dịch bệnh.

Trước khó khăn này anh đã nảy ra sáng kiến nuôi tôm trong bể xi măng và đem lại thành công không ngờ. Năm 2013, anh Cường xây 6 bể xi măng, diện tích mỗi bể là 25m2 để nuôi ương giống, khi tôm đạt kích cỡ lớn anh mới chuyển xuống ao nuôi để tôm tăng trưởng nhanh. Không ngờ, mặc dù nuôi trên bể tôm sinh trưởng rất tốt nhưng khi thả xuống ao thì tôm vẫn mắc bệnh và chết.Anh suy đoán hiện tượng này là do môi trường nước ở ao nuôi dễ làm tôm nhiễm bệnh nên tìm cách khắc phục.

Anh nuôi thử nghiệm ở 6 bể nhỏ với mật độ 100 con/m2 và thả một ít xuống ao để làm đối chứng. So sánh giữa 2 phương thức anh nhận thấy mặc dù nuôi ở bể tôm chậm lớn hơn ở dưới ao nhưng độ an toàn cao hơn, không hao hụt nên tổng kết chung vẫn cho thu nhập tốt hơn. Vì vậy anh quyết định chọn phương thức nuôi trên bể, đầu tư san lấp ao và xây thêm bể xi măng.

Chia sẻ về mô hình nuôi tôm trong bể xi măng, anh Cường cho biết, mỗi bể nuôi tôm được thiết kế 25m2, chiều cao hơn 1m. Trên các bể nuôi, anh còn đầu tư khung thép hình chóp lắp đặt dàn mái che để đảm bảo sự ổn định nhiệt độ môi trường nuôi và chủ động về thời vụ như: mùa đông phủ nilon giữ ấm, mùa hè thay mái che bằng lưới tạo độ thoáng và che mát cho tôm.

Nuôi trong bể, anh Cường thả tôm với mật độ khá dày, khoảng 400 con/m2 (gấp 5-6 lần so với mật độ ở ao nuôi). Sau 40-60 ngày khi tôm có kích cỡ lớn hơn, anh san tỉa giảm mật độ chỉ để 200 con/m2 để tôm có môi trường rộng tăng kích cỡ nhanh. Khi thu hoạch, anh Cường áp dụng cách “thu tỉa” bắt tôm làm 2 lần vừa đảm bảo kích cỡ năng suất tôm, vừa không bị áp lực tiêu thụ số lượng lớn.

Áp dụng cách nuôi này, mỗi bể sau 3 tháng nuôi có thể đạt sản lượng 80-120kg tôm. Với phương thức nuôi gối lứa, doanh thu trang trại mỗi năm đạt 1,8 tỷ đồng. Từ năm 2014 đến nay, mỗi năm đều đặn anh Cường có thu nhập thực tế 900 triệu đồng. Anh Cường lưu ý, mô hình nuôi siêu thâm canh mật độ dày nên mỗi bể đều phải được lắp đặt hệ thống sủi ô-xy và chạy liên tục. Ngoài ra, các bể đều có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, sử dụng xi phông đáy để làm vệ sinh bể: hút chất thải, xác tôm nổi, thức ăn dư thừa ra mỗi khi thay nước giúp môi trường ao nuôi sạch hơn, đảm bảo an toàn cho tôm sinh trưởng, phát triển tốt.

Nói về ưu điểm của mô hình nuôi tôm trong bể xi măng, anh Cường cho biết: nuôi theo phương thức này giúp người nuôi dễ dàng kiểm soát và xử lý dịch bệnh tôm. Khi thấy tôm bị bệnh, với diện tích mỗi bể chỉ vỏn vẹn 25m2 người nuôi có thể cách ly và tiêu hủy tôm bệnh nhanh chóng, không để lây lan ra diện rộng như nuôi thả ngoài ao. Ưu điểm nữa khi áp dụng phương thức này là khi thu hoạch chỉ cần mở van để tháo cạn nước rồi đặt túi lưới thu tôm nên tiết kiệm được nhiều công lao động. Đặc biệt, không cần phải có diện tích lớn, hộ gia đình cũng có thể nuôi tôm siêu thâm canh tăng thu nhập. Đến nay, trang trại của anh Cường có 80 bể xi măng nuôi tôm siêu thâm canh trải qua hơn chục vụ nuôi, không còn vụ nào còn gặp rủi ro. Không những đầu tư, mở rộng quy mô trang trại, anh còn trả hết nợ và sắm cả ô tô từ tiền nuôi tôm.

Anh Cường là một trong những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế hộ, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn giúp đỡ một số hộ nuôi gặp khó khăn về vốn qua việc bán con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cho tôm trả chậm không tính lãi. Anh cũng tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm trong bể; đã có 7 hộ trong xã học theo anh Cường và cũng thành công từ mô hình nuôi tôm trong bể xi măng. Ngoài ra, mô hình của anh Cường hiện đang là điểm được nhiều đoàn của các tỉnh, thành phố khác như: Quảng Ninh, Hải  Phòng, Thanh Hóa… tổ chức cho nông dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Báo Nam Định
Đăng ngày 11/05/2020
Ngọc Ánh
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 03:07 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 03:07 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 03:07 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 03:07 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 03:07 19/04/2024