Một số kiến nghị về xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cá tra vào thị trường Trung Quốc tăng trưởng liên tục, song vẫn tồn tại một thực tế là các DN (và cá nhân) bán hàng vào thị trường này vẫn đa phần theo cách thức cũ là sản xuất cái gì thì bán cái đó, thiếu khảo sát nhu cầu thị trường để có thể vừa kiểm soát tốt về giá cả, vừa đảm bảo đủ lượng cho tiêu thụ.

Một số kiến nghị về xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc
Chế biến cá tra. Ảnh: NNVN

Từ năm 2015 - 2018, xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông tăng trưởng liên tục từ  30 - 88%. Trong đó, riêng 2 năm (2016-2017), XK cá tra sang thị trường này thực sự tăng trưởng “nóng”. 10 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng dương đạt 437,9 triệu USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, 83,47% sản phẩm cá tra XK bằng đường bộ qua cửa khẩu Lạng Sơn; 15,6% qua cửa khẩu Quảng Ninh, còn lại qua cửa khẩu Điện Biên, Cao Bằng.

Tuy nhiên, hiện nay, có một số khó khăn đối với XK cá tra tại thị trường Trung Quốc như một số quy định của Trung Quốc, bao gổm cả việc thực hiện nghiêm sau khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc tiếp quản công tác kiểm nghiệm, kiểm dịch, cũng đã và đang tác động đến DN XK thủy sản Việt Nam.

Quy định dư lượng photphat trong cá tra, hiện quy định của hàng không hóa chất của châu Âu là hàm lượng này không vượt quá 4% . Tuy nhiên, phía Trung Quốc khi kiểm tra sản phẩm cá tra Việt Nam lại nhận định sản phẩm có dư lượng, không đạt tiêu chuẩn của nước họ.

Đặc biệt, với sản lượng cá tra gia tăng XK vào thị trường tăng mạnh, phía Trung Quốc hiện đang bắt đầu siết chặt vấn đề an toàn đối với mặt hàng này.

Từ tháng 3/2018, Trung quốc cải tổ cơ cấu một số Bộ ngành, chức năng kiểm nghiệm kiểm dịch thuộc Tổng cục GSCL, kiểm nghiệm, kiểm dịch TQ đã được chuyển giao cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Hải quan cửa khẩu đường bộ Trung quốc (nhất là khu vực có chung đường biên giới với Lạng sơn) đã tăng cường giám sát và thực hiện nghiêm các quy định của Trung Quốc đối với hoạt động XNK hàng hóa theo hình thức trao đổi cư dân biên giới và giao dịch tại các cặp chợ biên giới, cũng như việc vận dụng chính sách miễn thuế 8.000 NDT/người/ngày đối với hàng hóa trao đổi qua cư dân biên giới đối với một số mặt hàng trong đó có cá tra và thủy hải sản.

Theo ý kiến của các DN, việc kiểm soát như trên là chưa công bằng đối với các sản phẩm NK theo đường chính ngạch (biển). Trung Quốc hiện không kiểm soát chất lượng đối với các mặt hàng NK đường biên mậu. Trong khi đó, hàng hóa qua đường biên mậu lại không phải chịu 17% thuế VAT nên khả năng cạnh tranh về giá là rất lớn so với các sản phẩm nhập chính ngạch qua đường biển.

Chính sách Tạm nhập tái xuất (TNTX) cho phép các DN Trung Quốc mua nguyên liệu thủy sản nhập khẩu (từ nước ngoài) vào cảng Hải Phòng; sau đó vận chuyển đường bộ sang Trung Quốc sát đường biên theo chính sách hàng biên mậu để lách thuế NK, biến thành nguồn tôm, cá của Trung Quốc XK sang Mỹ, Nhật, EU.

Việc đăng ký bổ sung các sản phẩm XK của Việt Nam còn thiếu vào “Danh sách các sản phẩm được chấp thuận NK vào Trung Quốc” vẫn còn khó khăn. Mặc dù, Cục NAFIQAD đã nhiều lần gửi công thư cho phía Trung Quốc đề nghị AQSIQ (trước đây) không áp dụng quy định đăng ký sản phẩm thủy sản nhập khẩu đối với các DN thủy sản của Việt Nam, đồng thời đề nghị hai bên gặp gỡ để trao đổi về vấn đề này nhưng phía Trung Quốc đều từ chối việc gặp gỡ và không phản hồi trước yêu cầu không áp dụng quy định đăng ký sản phẩm NK.

Vừa qua, tại Công văn số 69/2018/VASEP-VPĐD, VASEP đã đưa ra một số kiến nghị, trong đó kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét việc áp dụng thực hiện quản lý chất lượng thông qua việc cấp và kiểm tra chứng thư chất lượng trước khi XK đi Trung Quốc, có thể làm thí điểm trước 3 tháng.

Đề nghị Bộ NN&PTNT đề xuất Bộ Công Thương có đánh giá & kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh chính sách kiểm soát tốt hơn hàng TNTX, hạn chế tác động tiêu cực đến SXXK của Việt Nam.

Đồng thời đề nghị Bộ NN&PTNT có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn hoạt động XK cá tra & thủy hải sản qua đường biên mậu, nhất là cửa khẩu phụ, lối mở - bao gồm cả việc buôn bán, trao đổi cá tra giống qua biên giới; đẩy mạnh các hoạt động trao đổi và gửi công thư với phía Trung Quốc để đề nghị CQTQ TQ cho phép bổ sung thêm các SP mà các DN Việt Nam có nhu cầu XK vào  “Danh sách các sản phẩm được chấp thuận NK vào Trung Quốc”.

VASEP
Đăng ngày 12/12/2018
Tạ Hà
Doanh nghiệp
Bình luận
avatar

Khuyến mãi tưng bừng - Mừng quốc khánh

Loa!! Loa!! Loa!! Chào đón ngày Tết Độc lập, chương trình khuyến mãi lớn nhất tháng tại eShop sẽ diễn ra tưng bừng với “Deal chồng deal - Giảm chồng giảm”, cùng đón đọc ngay để biết đó là gì nhé!

Farmext eShop
• 17:58 22/08/2024

[Mua 1 sản phẩm cũng Freeship] Enzyme tiêu hóa Alkacel 20X - Enzyme đột phát, tốt cho gan ruột của tôm

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của tôm chính là hệ thống tiêu hóa.

Alkacel 20X
• 11:26 22/08/2024

[Miễn phí vận chuyển] PONDTOSS™ - Vi sinh mật độ cao từ Mỹ

Bạn đang muốn cải thiện chất lượng nước ao nuôi và giảm thiểu rủi ro bệnh tật cho tôm?

 PONDTOSS™
• 11:20 22/08/2024

Hiện trạng thu hẹp nguồn vốn đại lý đầu tư: Nguyên nhân và giải pháp

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đã trải qua nhiều biến động lớn, đặc biệt là về giá cả và nguồn vốn đầu tư.

Hộ nuôi tôm
• 10:03 21/08/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:43 10/09/2024

Khám phá chợ cá Tam Tiến: Bức tranh sống động của vùng quê miền biển

Mặt trời dần ló rạng, nhuộm hồng cả một vùng biển. Tiếng sóng vỗ rì rào hòa quyện với tiếng rao hàng của các bà, các mẹ bán cá tạo nên một bản giao hưởng độc đáo.

Chợ Tam Tiến
• 11:43 10/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 11:43 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 11:43 10/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 11:43 10/09/2024
Some text some message..