Một “triết gia cá chẽm”

Trong cái nghề nhiều sóng gió này, vẫn có những người luôn đi tìm triết lý. Võ Đông Đức (“Đức cá”) - Giám đốc Công ty TNHH Nhất Giống (Số 8 - Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP HCM) là một người như thế.

Nhà nghiên cứu cung cấp giống Võ Đông Đức
Nhà nghiên cứu cung cấp giống Võ Đông Đức

Sự khác biệt

Bản thân cái tên Công ty Nhất Giống được Võ Đông Đức lựa chọn đã nói lên một ý tưởng mang tính cách mạng. Theo truyền thống “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, cây giống con giống bị xếp sau cùng. Võ Đông Đức cho rằng thời hiện đại, con giống mang ý nghĩa đột phá hàng đầu. Ngày càng thấy chất lượng con giống, cây giống ảnh hưởng đến thu hoạch thế nào. Thực tế trong nhiều lĩnh vực, con giống, cây giống vẫn phải nhập khẩu, người Việt Nam chưa chủ động được. Võ Đông Đức dự báo điều đó và bản thân đã xông vào lĩnh vực làm cá chẽm giống, như một nhà gieo giống tiên phong.

Tuyên ngôn của Công ty Nhất Giống cũng khá đặc biệt: “Nhất Giống được thành lập bởi những người khác biệt, với nhiều ý tưởng và hoài bão lớn, khát khao cống hiến cháy bỏng, cống hiến và cống hiến... Trách nhiệm củachúng tôi là mang lại lợi nhuận cho cổ đông dựa trên sự hạnh phúc và phát triển xã hội”.Võ Đông Đức thường nói về ý nghĩa ngành thủy sản; đó không chỉ làm ra tôm cá mà hơn cả là làm nên hạnh phúc con người và phát triển xã hội. Chẳng hạn, Công ty Nhất Giống đưa ra tiêu chí văn hóa của mình, đầu tiên là trung thực: Văn hóa trung thực nhằm đề ra nguyên tắc ứng xử trong giao dịch, được áp dụng cho mọi nhân viên và đối tác của Nhất Giống. Chúng ta không tham gia bất cứ giao dịch nào, nếu nó không có mục đích kinh doanh chính đáng, hợp pháp. Không làm bất cứ điều gì chúng ta biết hoặc nghĩ nó không hợp pháp, trái đạo đức, đòi hỏi chúng ta không thành thật.

Tiên phong

Thuộc thế hệ người làm thủy sản được đào tạo bài bản, trưởng thành trong cơ chế thị trường, Võ Đông Đức xây dựng 3 tiêu chí cho sản phẩm của Nhất Giống: chất lượng, công nghiệp hóa trong sản xuất và cống hiến cho xã hội.

Trại cá bố mẹ trên biển - Ảnh: Nguyên Anh

Từ đột phá trong tư duy đến đột phá trong sản phẩm là cả quá trình. Con cá chẽm, một sản phẩm thủy sản loại ngon được ưa dùng, giá phù hợp, có thị phần nhưng hiếm con giống. Cá chẽm là cá thiên nhiên, có thể sống trong nước ngọt, lợ, mặn; nhưng chúng chưa được thuần hóa nên khả năng sinh sản, nhân giống hiệu quả còn thấp. Nhiều người từng thử nhân giống cá chẽm nhưng thất bại, nguồn giống không đồng đều, độ rủi ro trong sản xuất cá thương phẩm lớn. Từ kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu cá giống, học hỏi không ngừng trong sách và đời thường, Võ Đông Đức đầu tư, nghiên cứu, sản xuất cá chẽm giống quy mô công nghiệp.

Thăm trại cá chẽm giống của “Đức cá” ở Bà Rịa - Vũng Tàu, lần đầu tiên tôi thấy cá giống bố mẹ đánh bắt từ đại dương được nuôi ngay trên biển. Giữa muôn vàn sóng gió, đàn cá bố mẹ được bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc ngày đêm. Đền đáp lại, đàn cá giống đã thân thuộc con người, biết nghe theo hiệu lệnh và xem Võ Đông Đức như bạn thân.

Trại cá giống của “Đức cá” từng bị bão phá tan hoang. Với nhiều người có lẽ đã bỏ cuộc, “Đức cá” thì không. Anh lặng lẽ xây dựng lại từ đầu. Những con cá bố mẹ vẫn đem đến cho anh niềm tin.

Giấc mơ

Khác những triết lý trong công việc, trong cuộc sống hằng ngày Đức luôn khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Luôn thẳng thắn khi bàn về thất bại và thành công, nhưng lại luôn lẩn tránh mọi hư danh và những gì phù phiếm. Phần nhiều thời gian, Đức dành để nghiên cứu cá giống, giúp khách hàng của mình, đưa họ đến với cá chẽm công nghiệp.

Cá chẽm giống Việt Nam

Thời gian còn lại anh dành cho gia đình, nơi trú ẩn của nghề thủy sản nhiều thăng trầm, sóng gió. Những dịp tết đến xuân về, Đức lại đưa vợ đi siêu thị, sắm cho bà xã những món đồ yêu thích. Theo anh, sống là đem lại niềm vui cho người khác, đầu tiên là cho gia đình nhỏ.

Thế nào là đem đến niềm vui cho cộng đồng? Theo “Đức cá”, đó là sản xuất ra nhiều cá giống tốt nhất, giá hợp lý nhất. Không chỉ Nhất Giống mà mọi khách hàng đều vui và hạnh phúc. Thành công phải được xây dựng trên cơ sở niềm vui cộng đồng”.

Người nuôi tôm cá rất nhiều, nhưng người dám tìm tòi, đột phá lĩnh vực giống mới thì hiếm. Nhất Giống đã đi đầu mở ra thị phần mới về cá chẽm công nghiệp. Sau khi vấn đề con giống được giải quyết, việc nuôi cá chẽm quy mô hàng trăm ha đã thành hiện thực. Công ty Nhất Giống hiện có thể cung cấp hàng triệu con cá chẽm giống chất lượng đồng đều, được người nuôi tín nhiệm.

>> Tôm, cá chẽm Việt Nam sẽ cùng cá tra, basa chinh phục đông đảo người tiêu dùng. Đó là mục tiêu của Công ty Nhất Giống, dựa trên nền tảng triết lý: Cống hiến - Tư duy đột phá - Tạo sự khác biệt.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 16/01/2013
Nguyên Anh
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Cà Mau quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 9‑6‑2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp và toàn diện về tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Động thái này được đưa ra dù thời gian qua, qua nỗ lực của chính quyền và cộng đồng, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi rõ rệt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cá non, cá bố mẹ khi chưa đến thời gian sinh sản vẫn tiếp diễn, gây lo ngại về tác động lâu dài đến hệ sinh thái cũng như hiệu quả tái tạo nguồn lợi.

• 13:43 10/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 04:48 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 04:48 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 04:48 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 04:48 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 04:48 15/06/2025
Some text some message..