Mùa cá ngát

Người quê tôi, Quảng Ngãi, đi làm ăn xa nhiều lắm, nhất là ở Sài Gòn. Những trưa cơm bụi, họ nhắc nhau về bữa cơm quê. Rồi trong nỗi nhớ tràn trề, họ nhớ về mùa cá ngát đầy ắp những kỷ niệm quê nhà.

Mùa cá ngát
Canh cá ngát ẢNH: TRẦN CAO DUYÊN

Đó là những buổi chiều muộn í ới rủ nhau đi giăng câu. Đó là những hừng đông gọi nhau trong sương sớm, đi thẳng ra cánh đồng để “thu hoạch” cá ngát. Dù mình mẩy lấm lem bùn đất nhưng cầm được con cá ngát, thả vào cái giỏ tre, nghe nó quẫy cái rột, thấy sướng gì đâu!

Bắt đầu từ tháng giêng, sông rạch đục ngầu phù sa cưu mang loài cá ngát mà chỉ nghe tên, ai cũng nghĩ đến nồi canh chua ngon quắn cả lưỡi. Cá ngát là loài cá da trơn, sống dưới đáy sông. Khi đã no mồi, cá ngát bơi về hang. Khi đói mới bơi ra để rồi… dính vào những lưỡi câu có mồi “đẹp” như tôm, tép.

Cá ngát khá giống cá trê, đuôi dẹp như đuôi lươn, đầu bạnh ra, có mấy sợi râu lơ thơ quanh miệng. Nhưng cá trê thì hiền, còn cá ngát có ngạnh sắc nhọn rất khó chịu ở hai bên mang. Có người phải khóc ròng vì khi làm cá vô ý để ngạnh đâm vào tay. Chỗ bị đâm sưng đỏ, nhức buốt. Khi canh chín, “nạn nhân” vừa húp vừa ăn cho… bõ tức.

Có người nói khi bị cá ngạnh đâm, lập tức nặn ra vài giọt máu rồi cạo nhớt trên da của chính con cá đó đắp lên là êm ngay. Không biết đã có ai kiểm chứng cách này chưa, chỉ biết canh cá ngát thì chẳng thấy ai “chừa”. Loài cá này vẫn nổi tiếng là “vai chính xuất sắc” của nồi canh chua ngon “hết biết”.

Trước khi mổ bụng, móc mang, chặt vi, nhớ lấy kéo cắt trụi hai cái ngạnh ở hai bên mang cá (lý do đã nói ở trên) nếu không muốn vừa ăn vừa… khóc. Cá phải được làm sạch bụng, cắt vi cho gọn, móc bỏ mang trong, còn mang ngoài để nguyên. Có thể xén cá thành hai hoặc ba khúc. Nếu cá khoanh gọn trong đĩa thì cứ để nguyên con mà… ngắm trước khi ăn.

Cá đồng dễ nấu dễ kho. Như cá ngát, luộc rồi lấy thịt tao dầu nấu cháo loãng thì vị ngọt có thể... lọt tới xương. Húp vài chén cháo cá ngát, người trước đó có cuộc “vui vầy” thấy nồng độ cồn nhanh chóng ra đi không kịp đội nón.

Hai “tiết tấu” khác là cá ngát kho nghệ và kho tiêu. Ở hai món này, miếng cá ngát săn lại, đằm vị ngọt dịu cay nồng, ăn với cơm nóng thì ngon “nhức lưỡi”. Nông dân làm đồng về, muốn lai rai giải mỏi thì món cá ngát xào lăn, cá ngát nướng trui bao giờ cũng được “gọi tên”. Ở món xào lăn, thịt cá ngát thơm thầm. Còn ở món nướng trui thì thịt cá ngát thơm… ngát. Nướng cá ngát bằng lửa rơm ở đầu bờ ruộng, người đi cuối đám ruộng còn nghe hương cá vấn vít đằng sau. Cá ngát nướng chấm muối ớt thì quá “chất” rồi, ngon tới đỉnh luôn.

Phần đông các bà nội trợ hễ thấy cá ngát là mua vì ngon, bổ, rẻ. Chỉ cần 30.000 đồng đã có 2 con cá ngát dài hơn gang tay người lớn. Nguyên liệu cho nồi canh chua cá ngát vẫn là những thứ quen thuộc như khế, lá giang, thơm, cà chín. Vị chua ngọt đằm thắm của món canh này “dụ” được trẻ con biếng ăn. Còn mấy ông chồng nhậu về hay lơ cơm, nghe vợ nói “có canh chua cá ngát nè” là lập tức… lao ngay xuống bếp.

Mùa cá ngát đang về là niềm vui của người ở lại. Nhưng với kẻ đi xa, mùa cá ngát dường như là một “nỗi niềm”. Mới hay, có những món ăn rất đơn sơ mà cứ len lén vấn vương trong tiềm thức người làng để đến một lúc nào đó dệt nên mảnh hồn quê kiểng.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 18/03/2019
Trần Cao Duyên
Ẩm thực

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Gợi ý những món khô để nhâm nhi ngày cuối tuần

Cuối tuần là khoảng thời gian để gia đình, bạn bè hội họp để gặp gỡ nhau, vậy bạn đã chuẩn bị những món gì để chiêu đãi cả nhà đây ạ? Sau đây, Tép Bạc sẽ gợi ý cho bạn những món khô để nhậu nhâm nhi, góp phần tăng không khí vui vẻ và đầm ấm nhé!.

Món khô ngon
• 08:00 21/02/2024

Điểm danh các loài hải sản tươi sống làm Sashimi

Sashimi là một món ăn khá đặc biệt trong ẩm thực Nhật Bản. Không giống như Sushi với sự kết hợp đa dạng của nhiều nguyên liệu, Sashimi chỉ tập trung vào duy nhất một thành phần chính: hải sản tươi sống. Cùng Tép Bạc điểm danh các loại hải sản làm Sashimi ngon nhất Nhật Bản nhé.

Sashimi
• 10:26 17/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:29 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:29 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:29 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:29 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:29 29/03/2024