Mục kích đạo tặc “phù thủy” bắt trộm cá sấu như chó con

Cá sấu là loài động vật hung dữ, được ví như “hung thần dưới nước” hay “kẻ săn mồi máu lạnh”. Thế nhưng trong một vụ trộm hi hữu vừa xảy ra giữa tháng 7 tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, 125 con cá sấu đã bị kẻ trộm hốt sạch chỉ trong 3 giờ đồng hồ. Chủ trại cá chỉ còn biết kêu trời trước sự liều lĩnh cũng như thủ đoạn “quái chiêu” của bọn trộm.

trộm cá sấu
Chỉ còn vài con cá sấu lưa thưa trong trang trại sau vụ trộm hi hữu

Thủ đoạn “khó đỡ” làm cá sấu bất tỉnh rồi bế đi như chó con

Vụ trộm xảy ra tại trại nuôi cá sấu của ông Bùi Trung Thu, một doanh nhân hiện đang sinh sống tại TP. HCM. Anh Nguyễn Duy Tuyên (SN 1982), người phụ trách kỹ thuật, cũng là người chăm sóc, chịu trách nhiệm trông coi bầy cá thất thần kể lại sư việc như sau:

Tối ngày 11/7, như mọi ngày bình thường khác, sau khi cho cá ăn xong xuôi, anh tranh thủ đi một vòng xung quanh khu vực chuồng trại để kiểm tra. Theo dõi một lúc, thấy đàn cá vẫn bình thường, không có gì khác lạ, hai bên cửa chuồng nơi cho ăn vẫn khóa chốt cẩn thận, anh mới yên tâm lên nhà trên ngủ.

Đến khoảng 2h sáng, nghe tiếng chó sủa râm ran, anh Tuyên tỉnh dậy soi đèn thử một vòng quanh nhà không thấy có gì khả nghi. Nghĩ rằng lũ chó bị đánh động bởi những người đi bán rau sớm, nên anh Tuyên về phòng tiếp tục đi ngủ.

Sáng hôm sau, khi vợ chồng anh ra hồ cho cá ăn thì mới phát hiện điều quái lạ cả hai chuồng cá đã vơi đi hơn nửa, chỉ còn lổm ngổm vài ba con trên bờ. Nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường, anh Tuyên hoảng hốt cùng người nhà kiểm tra kỹ thì thấy ở mé sau hàng rào sắt B40 cao hơn 5m, phía trên tường bao xung quanh trại đã bị cắt một đoạn dài, chiều rộng đủ cho một người chui vào. Kiểm tra thêm nhiều nơi, mọi người phát hiện ra một số đoạn dây vải đủ loại còn vứt lại vương vãi quanh bức tường rào.

Anh Tuyên nhận định: “Có thể bọn trộm đã nhân lúc cá sấu tụ tập ngủ đêm dưới hồ, dùng máy kích điện để bắt. Cá sấu khi bị kích điện sẽ tạm thời “chết lâm sàng”, toàn thân tê liệt tự động nổi lên mặt nước”. Lúc này kẻ gian chỉ việc vớt cá lên dùng dây vải cột miệng từng con, đề phòng lúc cá tỉnh lại.

Khi đã cột dây vào mõm để lũ cá không thể gây nguy hiểm, chúng sẽ ôm cá sấu như chó con, tống vào bao tải tẩu tán ra ngoài.

Thường thì vào buổi tối, cá sấu thường tập trung ngủ dưới hồ nước nên việc chích điện để bắt cả một mẻ là việc dễ dàng. Hơn nữa, chỉ loại cá sấu lớn đã trưởng thành, nặng khoảng 30kg mới có khả năng tấn công khiến con người khó chống đỡ. Còn những con sấu bé vài tháng tuổi, trên dưới 10kg thường hiền lành, chậm chạp. Vả lại chúng được nuôi từ bé, cách ly hoàn toàn khỏi cá bố mẹ, khỏi cuộc sống hoang dã, nên tập tính săn mồi và tấn công phòng vệ gần như rất thấp.

Kế hoạch trộm cắp kín kẽ mang cả xe tải đi “ăn hàng”

Theo anh Tuyên, để làm được việc này, kẻ trộm phải đi theo nhóm vài ba người và nắm rõ đặc tính của cá sấu mới dám cả gan chui vào chuồng cá, trộm cả trăm con, nhất là chuồng phía bên ngoài, nơi nhốt các loại cá sấu đã trưởng thành.

Theo điều tra sơ bộ của công an thị trấn Long Hải, bọn trộm đã khoắng sạch hơn 100 con cá đang lớn nặng trên dưới 10kg và 25 con loại to 20kg sắp xuất chuồng. Tổng thiệt hại do vụ trộm gây ra lên tới 250 triệu đồng.

Tiếp xúc với phóng viên, một cán bộ công an cho biết khu vực chuồng trại nuôi cá sấu nằm trong một mảnh đất rộng khoảng 300m2, cách biệt với xung quanh, được xây dựng khép kín gồm cả ngôi nhà mà vợ chồng anh Tuyên đang ở.

Trong đó, hai chuồng cá sấu lại nằm phía sau nhà, được ngăn cách bằng một khoảng sân rộng để đảm bảo an toàn, tránh việc cá sấu sổng ra ngoài tấn công người. Bên ngoài trại cá là mảnh đất trống cỏ mọc um tùm, nên khó xác định dấu vết bọn đột nhập.

Điều không may cho chủ cá là chuồng cá khá rộng bị cách ly qua mấy lớp tường rào, bầy chó giữ nhà ban đêm lại nhốt phía sân trên, không thể vào được khu vực nuôi cá, vì thế bọn trộm đã hành động rất trót lọt.

Theo thông tin một số người dân sống gần trại cá cung cấp, khoảng chiều tối trước hôm xảy ra vụ trộm, họ nhìn thấy một chiếc xe tải loại nhỏ lởn vởn gần khu nuôi cá nhưng đến hôm sau thì không thấy đâu nữa. Lúc đầu những người dân này đều nghĩ đấy là xe chở thức ăn cung cấp cho trại cá nên không để ý. Cho đến khi sự việc diễn ra nhiều người mới nhớ đến và cho rằng nó là phương tiện bọn “đạo chích” dùng để “do thám” và sau đó tẩu tán chỗ cá sấu trộm được.

Người dân địa phương khi biết chuyện hết sức tò mò về hành tung kỳ lạ của đám đạo chích, táo tợn, ranh ma “thông thuộc đường đi nước bước”, dám ngang nhiên bẻ rào vào “hô biến” một lúc vài trăm con cá sấu nặng cả tấn chỉ trong vài giờ đồng hồ. Ngay khi sau sự việc xảy ra, nhận được tin trình báo, công an thị trấn Long Hải, cũng như công an huyện Long Điền đã nhanh chóng vào cuộc để điều tra, tung lực lượng truy bắt nhóm trộm, ngăn chặn nguy cơ để sổng hàng trăm con cá sấu nguy hiểm ra ngoài.

Theo Xa lộ pháp luật
Đăng ngày 01/08/2013
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:44 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 14:44 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 14:44 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 14:44 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 14:44 26/11/2024
Some text some message..