Mỹ: Chi 8 triệu USD nghiên cứu tảo làm nhiên liệu cho tương lai

Theo thời gian, liệu tảo có thực sự thay thế được nguồn dầu mỏ đang được khai thác? Đó là một câu hỏi lớn đang được nghiên cứu bởi Giáo sư Kimberly Ogden thuộc Khoa hóa học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Arizona, vấn đề đặt ra là những chất liệu màu xanh như tảo sẽ là tiềm năng cho việc phát triển nhiên liệu trong tương lai.

Nuôi tảo
Nuôi cấy tảo xanh - Ảnh: Đại học Arizona

Ogden đang nỗ lực nghiên cứu sản xuất một lượng sinh khối lớn dầu sinh học nhằm giảm sự phục thuộc vào nguồn dầu mỏ và những phế phẩm không thân thiện với môi trường của dầu mỏ. Thách thức lớn ở đây là tìm ra một loại chất có khả năng khả năng trở thành nguyên liệu phục vụ giao thông vận tải, thức ăn chăn nuôi, phân bón và các sản phẩm như nhựa sinh học, dược phẩm có giá trị cao. Ogden đang tập trung vào việc xác định hiệu quả của một nguồn nguyên liệu đặc biệt, đó là tảo.

UA là viện nghiên cứu hàng đầu trong Dự án vùng phát triển tảo (RAFT), đã được trao 8 triệu USD trong vòng bốn năm từ Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) cho dự án nghiên cứu cách trồng tảo quanh năm trong ao với các điều kiện khí hậu khác nhau. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu và cộng sự sẽ phối hợp để nghiên cứu phương thức thu hoạch và quá trình chuyển đổi để tạo ra nhiên liệu sinh học và chế phẩm sinh học.

Ogden và các nhà nghiên cứu của RAFT thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương, Đại học Bang New Mexico và Texas A&M AgriLife sẽ tối ưu hóa hệ thống nhằm tăng năng suất sinh khối và chất béo hướng đến phát triển một phương pháp tái chế và tái sử dụng nước kết hợp thử nghiệm với các phương pháp phát triển các chủng loại tảo khác nhau.

Phần lớn các nghiên cứu này sẽ được UA thực hiện dựa trên Hệ thống nuôi tảo bằng nước chảy (ARID), đã được thiết kế và cấp bằng bảo hộ độc quyển cho nhóm tác giả gồm Randy Ryan cộng sự của Ogden, thuộc Trạm thí nghiệm nông nghiệp bang Arizona, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Khoa học Đời sống UA; Pete Waller và Murat Kacira thuộc Bộ Nông nghiệp và Hệ thống kỹ thuật sinh học; và Perry Li, Khoa Kỹ thuật Cơ khí và Hàng không Vũ trụ. Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn có giáo sư Judy Brown, Khoa học thực vật, UA.

Hệ thống nuôi tảo ARID - Ảnh: Internet

"Ngay hiện tại, quy trỉnh này đòi hỏi sự lao động cật lực", Ogden thừa nhận. "Nhưng một phần trong mục tiêu này là để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tốc độ dòng chảy, các chất dinh dưỡng, pH, nhiệt độ và năng suất tảo vì vậy chúng tôi có thể tối ưu hóa hiệu năng của hệ thống và tạo ra một hệ thống tự động".

"Để giải quyết vấn đề nuôi trồng tảo ở quy mô lớn cho sản xuất nhiên liệu và các sản phẩm khác, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về các vấn đề sinh học và nguyên lý hoạt động của nhà máy chế biến dầu khí hiện có", Ogden nói thêm.

Đóng góp của UA trong khuân khổ dự án là tập trung nghiên cứu các vấn đề về sử dụng nước và chất lượng nước; sinh học thực vật; thiết kế lò phản ứng và sản xuất các chủng loại tảo khác nhau để tối ưu hóa các thử nghiệm.

"Triển vọng chung của toàn bộ dự án này là để xác định có thể nhận được bao nhiêu dầu từ tảo. Chúng ta cần xem xét tính khả thi của việc vận hành hệ thống nước chảy 24/7 ở ngoài trời trong những điều kiện khác nhau", Ogden nói. Nhóm nghiên cứu sẽ so sánh các lò phản ứng đã thiết kế với những những hệ thống hiện có để tìm ra hệ thống tiêu tốn ít năng lượng nhất mà vẫn cho năng suất cao nhất tại bốn vùng khác nhau là: Tucson-Arizona; Pecos-Texas; Las Cruces-New Mexico và Bắc Thái Bình Dương .

Bằng cách áp dụng hệ thống nước chảy này, UA sẽ đảm bảo sự sinh trưởng bền vững quanh năm của tảo trong điều kiện nhiệt độ môi trường được điều chỉnh./.

Theo Fis.com, 11/10/2013
Đăng ngày 14/10/2013
Kiến Duy
Nuôi trồng

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:00 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 10:13 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 10:40 06/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 05:32 10/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:32 10/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 05:32 10/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 05:32 10/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 05:32 10/12/2023