Năm 2021: Phú Yên tăng cường quản lý vùng nuôi

Năm 2020, tình hình dịch bệnh thủy sản nuôi ở Phú Yên cơ bản ổn định, số diện tích thủy sản nuôi bị bệnh cũng giảm so với các năm trước. Để nuôi trồng thủy sản năm 2021 thành công, Sở NN-PTNT đã xây dựng kế hoạch lịch thời vụ cho từng đối tượng nuôi, các địa phương tăng cường công tác quản lý tại các vùng nuôi.

Quạt tôm
Nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (TX Đông Hòa). Ảnh: ANH NGỌC

Chủ động triển khai vụ nuôi mới

Theo Sở NN-PTNT, diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) năm 2020 trên địa bàn tỉnh khoảng 2.630ha, sản lượng hơn 13.000 tấn (tăng 4,3% so với cùng kỳ). Tổng số lồng nuôi thủy sản đến cuối năm 2020 khoảng 87.550 lồng, trong đó tôm hùm 67.260 lồng. Năm 2020, trên địa bàn tỉnh có hơn 120ha tôm nuôi nước lợ bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, đỏ thân và do môi trường bị ô nhiễm. Ông Đỗ Văn Chính, Trưởng Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, cho biết: Diện tích NTTS ao đìa năm 2020 trên địa bàn TX Sông Cầu khoảng 850ha, sản lượng tôm nuôi khoảng 970 tấn và cá các loại khoảng 440 tấn. Tình hình dịch bệnh trên tôm và các vật nuôi thủy sản ao đìa cơ bản không xảy ra. Địa phương đang triển khai lịch thời vụ NTTS năm 2021, tiếp tục thực hiện tốt công tác định kỳ thông báo kết quả quan trắc môi trường, cảnh báo dịch bệnh đến người nuôi để chủ động ứng phó. TX Sông Cầu đang phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý về giống, vật tư, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, nhất là hoạt động kinh doanh giống thủy sản và thức ăn tươi sống cung cấp cho NTTS.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An, năm 2020, diện tích NTTS ao đìa trên địa bàn huyện hơn 690ha, trong đó nuôi tôm sú 78ha, tôm thẻ chân trắng 592ha, cá nước ngọt 22ha. Đối với nuôi cá biển lồng, bè khoảng 1.590 lồng, nuôi tôm hùm khoảng 12.550 lồng (tôm hùm ươm 8.520 lồng, tôm hùm thịt 4.030 lồng). Huyện Tuy An đang rà soát, cập nhật, đề xuất điều chỉnh phát triển NTTS giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 của huyện.

Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND TX Đông Hòa, cho biết: Năm 2020, diện tích nuôi tôm trên địa bàn thị xã gần 1.000ha, năng suất bình quân hơn 5,1 tấn/ha, sản lượng khoảng 5.170 tấn. Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi có giảm so với năm trước, diện tích tôm bị bệnh khoảng 83ha, chủ yếu bệnh do môi trường gây ra. Để vụ nuôi mới đạt kết quả cao, UBND TX Đông Hòa đã chỉ đạo các địa phương có NTTS triển khai lịch thời vụ thả nuôi, mật độ nuôi phù hợp trên cơ sở lịch thời vụ của tỉnh. Địa phương đang xây dựng và kiện toàn tổ phòng chống dịch bệnh thủy sản nuôi, thực hiện quy hoạch chi tiết vùng NTTS tại vùng hạ lưu sông Bàn Thạch; bố trí kinh phí nạo vét kênh mương vùng nuôi do bão, lũ bồi lấp. Ngoài ra, địa phương cũng đang xây dựng, thành lập tổ quản lý cộng đồng theo từng tiểu vùng nuôi để từng bước thực hiện quản lý vùng nuôi theo quy chế quản lý vùng nuôi tôm tập trung.

Cần tuân thủ lịch thời vụ

Theo Sở NN-PTNT, lịch thời vụ NTTS năm nay đối với nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, thả giống từ tháng 2-8/2021. Các cơ sở nuôi thâm canh, nuôi công nghệ cao, có hạ tầng cơ sở nuôi đảm bảo, không bị ảnh hưởng bởi mưa, lụt, bão có thể thả giống quanh năm. Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, mật độ nuôi từ 5-20 con PL15/m2 đối với tôm sú và 15-60 con PL12/m2 đối với tôm thẻ chân trắng. Có thể nuôi luân canh các đối tượng khác như cá rô phi, cá măng, hải sâm, cua biển, rong biển hoặc nuôi ghép tôm nước lợ với một số đối tượng khác để giảm ô nhiễm hữu cơ, hạn chế dịch bệnh như cá rô phi đơn tính, rong biển, hải sâm, hàu... Nuôi bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghệ cao, mật độ hơn 20 con PL15/m2 đối với tôm sú, hơn 60 con PL12/m2 đối với tôm thẻ chân trắng. Sau khi kết thúc vụ nuôi tôm nước lợ, thời gian còn lại, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất ao, đìa, thời tiết… người nuôi có thể nuôi một số đối tượng khác để tăng thu nhập. Đối với lịch thời vụ nuôi tôm hùm, mùa vụ thả giống tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, diễn biến môi trường, tình hình dịch bệnh cụ thể. Sở NN-PTNT khuyến cáo nuôi đúng số lượng lồng, bè và mật độ được phép thả nuôi, hạn chế thả giống các tháng nắng nóng (tháng 5-6) và tranh thủ thu hoạch tôm trước mùa mưa bão (trước tháng 10).

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản hướng dẫn các địa phương thực hiện đăng ký NTTS, tăng cường kiểm tra việc thực hiện điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đối với Chi cục Chăn nuôi và thú y, chủ động xây dựng và triển khai phương án phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2021, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, hóa chất dùng trong NTTS, hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh thực hiện kiểm dịch tôm giống trước khi xuất bán ngoài tỉnh. Trung tâm Khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh và ứng dụng các kỹ thuật mới để hướng dẫn cho người nuôi.

Ông Nguyễn Tri Phương cho biết thêm, đối với các địa phương có NTTS, cần thông báo khung lịch thời vụ đến từng chủ cơ sở nuôi, từng vùng nuôi; triển khai cho các hộ gia đình, cá nhân NTTS tiến hành kê khai, đăng ký ngay từ đầu vụ nuôi; hướng dẫn các cơ sở NTTS thực hiện đăng ký, ký bản cam kết sản xuất, kinh doanh an toàn thực phẩm theo quy định. Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong việc sản xuất, kinh doanh giống thủy sản. Các hộ NTTS trên địa bàn tỉnh cần thực hiện đúng khung lịch thời vụ, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp, đăng ký và kê khai NTTS ban đầu khi thả giống mới. Khuyến khích các hộ nuôi trong cùng một vùng tổ chức sản xuất theo tổ cộng đồng, áp dụng các quy trình thực hành nuôi tốt, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và an toàn vùng nuôi.

Theo dự báo, nguy cơ xâm nhập mặn mùa khô năm 2021 sẽ tiếp tục xuất hiện sớm và gay gắt, có thể ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm nước lợ. Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố cần căn cứ vào khung lịch mùa vụ chung và tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả giống tôm nước lợ phù hợp cho từng vùng nuôi; chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, tổ chức triển khai quan trắc cảnh báo môi trường và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản nuôi; kiểm soát tốt chất lượng con giống và vật tư đầu vào dùng trong NTTS.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân   
Phú Yên
Đăng ngày 14/01/2021
Anh Ngọc
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 16:16 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 16:16 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 16:16 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 16:16 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 16:16 27/11/2024
Some text some message..