Ngành công nghiệp rong biển bên ngoài châu Á

Có rất nhiều điều thú vị xung quanh tiềm năng của ngành công nghiệp rong biển bên ngoài châu Á.

trồng rong biển
ăm 2021, ngành công nghiệp rong biển bên ngoài châu Á đã có số lượng đầu tư gấp đôi. Ảnh: Coláiste Pobail Bheanntraí.

Nhận thức thay đổi

Vào năm 2021, rong biển đã tạo nên một làn sóng báo chí tích cực. Nhiều ấn phẩm viết về tiềm năng của rong biển, từ New York Times, Washington Post đến Vogue và Cosmopolitan, khiến một số tay lão làng về rong lo sợ lặp lại sự cường điệu của rong biển vào những năm 1980. Đặc biệt, việc cho bò ăn rong biển để giảm phát thải khí mê tan là một câu chuyện thu hút trí tưởng tượng của các biên tập viên.


Người tiêu dùng nhận thức rong biển mang lại lợi ích cho sức khỏe và sinh thái. Ảnh: Viktor Kochetkov

Ngày càng nhiều người tiêu dùng có ý thức về sức khỏe và sinh thái học đã tìm ra những lợi ích mà rong biển mang lại. Kết quả là vào năm 2021, rong biển bắt đầu di chuyển ra khỏi lối đi Châu Á để chiếm không gian kệ của các siêu thị ở các khu vực khác. 

Thị trường phát triển

Nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng vào năm 2021, ngành công nghiệp rong biển bên ngoài châu Á đã có số lượng đầu tư gấp đôi so với năm trước, tăng từ 17 lên 34, trong khi số vốn đầu tư tăng 36%, đạt 168 triệu USD. Trong khi châu Âu đang dẫn đầu về số lượng công ty khởi nghiệp, thì chính các công ty Mỹ lại là nơi dễ thu hút vốn nhất.

Snack rong biển Ocean’s Halo
Snack rong biển Ocean’s Halo. Ảnh: Ocean’s Halo

Các công ty khởi nghiệp đã thu được nhiều đầu tư nhất vào năm 2021 bao gồm nhà máy lọc sinh học Alginor của Na Uy (33 triệu đô la) và Sea Forest của Úc (26 triệu đô la), giải quyết vấn đề phát thải khí mê-tan trong chăn nuôi. Nằm trong top 5 là New Wave Foods (18 triệu USD - tôm làm từ thực vật), Ocean’s Halo (16 triệu USD - snack rong biển) và Notpla (13,5 triệu USD - nhựa sinh học).

Tăng trưởng và những hạn chế

Nhiều công ty khởi nghiệp bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này nhiều hơn bao giờ hết trong 2 năm qua, mặc dù khâu chế biến và phân phối của chuỗi giá trị vẫn chưa được chú trọng. 

Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp về nhựa sinh học rong biển đang mọc lên như nấm. Mặc dù dữ liệu thu hoạch cho thấy những người trồng rong biển ở các vùng lãnh thổ mới vẫn còn sơ khai, nhưng các nhà nghiên cứu dự đoán một trong số họ sẽ phát triển nhảy vọt trong những năm tới do thị trường không còn là hạn chế. 

Nhựa sinh học rong biển
Nhựa sinh học rong biển là mảng đang phát triển, trong ảnh là bao bì rong biển của công ty Evoware. Ảnh: Evoware

Điểm qua thu hoạch từ tự nhiên đạt mức trần vào những năm 1960, nhưng hiện nay nó đang có bước chuyển mình thứ hai với một số công ty khởi nghiệp ở Caribe đã thu hoạch hàng nghìn tấn Sargassum và đang tìm cách mở rộng quy mô nhanh chóng. 

Chính phủ các nước sẵn lòng hỗ trợ ngành công nghiệp non trẻ bằng các khoản tài trợ nhưng các quy định để khuyến khích sự phát triển của ngành rong biển bên ngoài nền tảng truyền thống vẫn còn bị tụt hậu.

Ý nghĩa đối với môi trường khí hậu

Frances Wang - giám đốc chương trình loại bỏ carbon dioxide của Tổ chức Climate Works cho rằng “Rong biển là một phần quan trọng của hệ sinh thái trái đất và nó có tiềm năng trở thành một công cụ mạnh mẽ để hấp thụ khí thải carbon và làm chậm quá trình ấm lên. Báo cáo của Phyconomy làm sáng tỏ cách các nguồn tài nguyên đang chảy vào ngành công nghiệp đang phát triển này, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của rong biển như một giải pháp cho biến đổi khí hậu”.

trồng rong biển
Trồng rong biển ở Bali, Indonesia. Ảnh: Anton Raharjo / NurPhoto / Getty Images

Là một loại cây trồng không sử dụng đất, nước ngọt hoặc phân bón mà thay vào đó lấy CO2 và các chất dinh dưỡng dư thừa từ đại dương, rong biển được coi là sinh khối của tương lai, với các ứng dụng trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, dược phẩm, dệt may, chăm sóc cá nhân, sức khỏe của đất, xây dựng, đóng gói, năng lượng, hấp thụ carbon và xử lý sinh học.

Đăng ngày 28/01/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 18:33 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 18:33 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 18:33 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 18:33 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 18:33 26/11/2024
Some text some message..