Ngao "đói" cát biển, Thái Bình tìm giải pháp tháo gỡ

Gần 2 tháng qua, do chủ trương của các cấp, ngành về việc tạm dừng hoạt động các phương tiện tàu thuyền ra khu vực cồn Thủ hút, lấy cát chở về đất liền, hàng ngàn hecta nuôi trồng ngao ở các xã Đông Minh, Nam Cường và Nam Thịnh của huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) bao gồm cả diện tích ươm ngao giống ở vùng đầm phía trong đê biển và vùng nuôi ngao thương phẩm bên ngoài đê bị ảnh hưởng nặng nề, gây tổn hại lớn về kinh tế.

ngao đói cát biển
Nhu cầu cát biển để phục vụ cải tạo đầm, bãi nuôi ngao ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đang bức thiết hơn bao giờ hết. Ảnh: T.D

Theo người dân, với đặc tính của con ngao, nếu không có nguồn cát bổ sung kịp thời, ngao sẽ bị chết hàng loạt hoặc chậm phát triển, còi cọc, lâu được thu hoạch và giá trị dinh dưỡng, kinh tế cũng không được đảm bảo.

Liên quan hoạt động nuôi trồng ngao của người dân ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) bị ảnh hưởng vì không có nguồn cát mặn phục vụ cải tạo đầm, bãi, mới đây, UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản lấy ý kiến tham mưu của các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan - nhằm tập trung tháo gỡ vướng mắc, tìm giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho vấn đề này.

Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Chỉ huy BĐBP (BCH BĐBP) tỉnh Thái Bình, tại khu vực biên giới biển huyện Tiền Hải, số hộ nuôi trồng thủy sản nhiều, diện tích nuôi trồng thủy sản lớn (bãi triều nuôi ngao: 650 hộ/966 chòi bãi với diện tích 1.732,1 ha; đầm trong đê: 652hộ/676 đầm/398,8 ha; đầm ngoài đê: 331hộ/331 đầm/1.811,1 ha).

Do bãi triều biển huyện Tiền Hải thường xuyên lắng đọng phù sa, tạo lớp bùn đất, ảnh hưởng xấu đến việc nuôi thả ngao tại các bãi triều; mặt khác, việc ươm nuôi ngao giống, tôm thẻ chân trắng trên cát phải sử dụng cát biển cải tạo đầm bãi, tạo môi trường cho ngao, tôm sinh trưởng, phát triển. Nhu cầu sử dụng cát biển với khối lượng tính toán trung bình khoảng 500 m3/1 ha/1 năm.

Ở huyện Tiền Hải từ trước tới nay có một số phương tiện hoạt động bơm, hút cát để cải tạo bãi nuôi ngao tại khu vực bãi triều xã Nam Thịnh và một số bãi triều ở địa bàn lân cận.

Các phương tiện này hầu hết đều là tàu vỏ sắt nhỏ, dung tích 30 - 40m3, được mua và cải hoán từ trước, không có giấy phép khai thác, không có đăng ký đăng kiểm, không đảm bảo các trang thiết bị an toàn hàng hải...

Hằng năm theo mùa vụ, các hộ nuôi trồng thủy sản đều xin phép chính quyền địa phương cấp xã bơm, hút cát để cải tạo đầm bãi, nhưng khu vực biên giới biển huyện Tiền Hải chưa có mỏ cát biển được cấp phép khai thác phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Thời gian gần đây, BCH BĐBP tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Đồn Biên phòng Cửa Lân tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện ra vào, hoạt động trong khu vực biên giới biển huyện Tiền Hải, kiên quyết không cho các phương tiện xuất bến khi không đủ giấy tờ, thủ tục theo quy định.

Việc quản lý chặt chẽ hoạt động này đã làm ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình, dẫn đến các hộ có đơn thư kiến nghị kéo dài.

Từ thực tiễn đó, BCH BĐBP tỉnh, Đồn Biên phòng Cửa Lân, UBND huyện Tiền Hải đã đề xuất UBND tỉnh Thái Bình về lâu dài giao sở, ngành xây dựng, trình quy hoạch mỏ cát biển tập trung, chuyên phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản tại khu vực nói trên; trước mắt có giải pháp tình thế như quy hoạch tạm thời điểm được phép khai thác cát mặn phục vụ cải tạo đầm, bãi, tổ chức tập huấn, hoàn thiện thủ tục, giấy tờ cho các chủ phương tiện bơm, hút cát theo đúng quy định của pháp luật...

Báo Lao Động
Đăng ngày 12/08/2021
Trung Du
Nuôi trồng

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 09:59 04/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 09:36 04/02/2025

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 10:55 03/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 11:20 05/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 11:20 05/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 11:20 05/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 11:20 05/02/2025

Giải pháp bền vững từ chế biến phân bón hữu cơ từ phế phẩm cá

Trong ngành thủy sản, phế phẩm cá thường bị coi là chất thải cần phải xử lý, tuy nhiên, nếu biết cách tận dụng, đây có thể trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Phế phẩm cá, bao gồm các bộ phận như vây, da, nội tạng và các phần không sử dụng khác, có thể được chế biến thành phân bón hữu cơ. Với mục tiêu tối ưu hóa nguồn tài nguyên này, bài viết sẽ trình bày quy trình chế biến phân bón hữu cơ từ phế phẩm cá và những lợi ích mà nó mang lại cho nông nghiệp và môi trường.

Phân bón hữu cơ
• 11:20 05/02/2025
Some text some message..