Nghề nuôi cá cảnh và những bước thăng trầm

Là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kinh rạch chằng chịt, cùng với bờ biển dài 32km và gần TP. Hồ Chí Minh nên Tiền Giang có điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) các loại cá cảnh. Tuy nhiên, trải qua 23 năm hình thành, nghề nuôi cá cảnh của tỉnh vẫn chưa “cất cánh” do có nhiều khó khăn từ nội tại, cho đến các yếu tố bên ngoài.

Một cơ sở ương nuôi cá cảnh ở phường 5, TP. Mỹ Tho.

Trải qua nhiều thăng trầm

Nghề nuôi cá cảnh tại Tiền Giang bắt đầu hình thành từ năm 1980 với 1 cơ sở chuyên bán cá cảnh tại phường 1 (TP. Mỹ Tho), nhưng chỉ vài năm sau thì cơ sở này đóng cửa. Mãi đến năm 1990, nghề SXKD cá cảnh mới bắt đầu nhen nhóm trở lại với vài hộ có quy mô nhỏ.

Điển hình là ông Nguyễn Văn Giác, ở phường 5 (TP. Mỹ Tho) chuyên nuôi cá tàu, lia thia trên diện tích 400m2 và hộ ông Lê Văn Đực cũng ở phường 5 (TP. Mỹ Tho) nuôi cá tàu, lia thia, trân châu, chép màu trên diện tích 300 m2.

Tiền Giang hiện có 70 cơ sở SXKD cá cảnh phân bố ở các huyện phía Tây của tỉnh, nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở TP. Mỹ Tho. Hiện nay, các cơ sở SXKD cá cảnh trên địa bàn tỉnh cung cấp cho thị trường trên 20 loài cá cảnh các loại, nhưng chỉ có 7-8 loài là có thị trường tiêu thụ ổn định.

Trong số 3 triệu cá cảnh cung cấp cho thị trường hàng năm thì các loài cá cảnh có giá trị cao như cá dĩa, cá phượng hoàng, cá 3 đuôi chiếm 50% (so với 15% năm 2007), còn lại là các loài cá có giá trị thấp như: cá bảy màu, trân châu, lia thia.

Do đặc thù phân bố, nên nghề nuôi cá cảnh chủ yếu là cá nước ngọt, riêng năm 2007 trên địa bàn TP. Mỹ Tho có thêm 1 cửa hàng bán cá cảnh nước mặn thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Đến nay, thị trường tiêu thụ cá cảnh Tiền Giang chủ yếu vẫn là qua các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu cá cảnh tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ một số ít được bán phục vụ nhu cầu trong tỉnh.

Bên cạnh đó, một số hộ bắt cá bột cá dĩa từ TP. Hồ Chí Minh về ương dưỡng trong vài tháng thành cá giống lớn rồi giao trở lại nơi cung cấp giống.

Theo các chuyên gia ngành Nông nghiệp, nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên thị trường rất đa dạng và thường xuyên thay đổi nên việc đáp ứng nhu cầu kịp thời cho thị trường là một vấn đề khó, nhất là đối với các cơ sở SXKD cá cảnh quy mô nông hộ.

Tuy nhiên, nếu kiên trì gắn bó với nghề, lựa chọn những loài có đầu ra ổn định, đầu tư sản xuất giống theo nhu cầu của thị trường; đồng thời tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tỷ lệ sống thì đây là một nghề có thu nhập khá.

Còn nhiều khó khăn

Mặc dù trải qua chặng đường khá dài, nhưng nghề nuôi cá cảnh ở Tiền Giang có thể nói là chậm phát triển. Nguyên nhân là do từ lâu nghề này còn nhiều khó khăn, bất cập nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được. Hầu như các cơ sở SXKD cá cảnh trên địa bàn tỉnh được hình thành tự phát, manh mún, thậm chí cạnh tranh tiêu cực, chưa thống nhất được về một hướng.

Tuy nhiên, hiện nay nghề nuôi cá cảnh vẫn chưa có tổ chức tập hợp được những người nuôi cá cảnh lại với nhau như Hội nuôi cá cảnh và việc quy hoạch nuôi cá cảnh cũng chưa được quan tâm.

Theo kết quả khảo sát, đa số chủ các cơ sở SXKD cá cảnh chưa qua đào tạo bài bản mà chủ yếu học “lóm”, hay tự mày mò, rút kinh nghiệm. Trong khi đó, hiện nay các tài liệu kỹ thuật về cá cảnh rất hiếm, các lớp dạy nghề nuôi cá cảnh chưa phổ biến, người nuôi cá cảnh gần như chưa nhận được sự trợ giúp gì về kỹ thuật nuôi, nguồn vốn sản xuất, cũng như tiếp cận thị trường.

Hầu hết các hộ nuôi cá cảnh xuất bán cho các đầu mối thu mua ở các chợ cá cảnh tại TP. Hồ Chí Minh. Các đầu mối thu mua này có mối liên hệ chặt chẽ với các hộ SXKD cá cảnh lâu năm trong nghề và các hộ này thường chỉ giới thiệu lại cho một số người thân nên các hộ mới đầu tư nuôi khó kiếm được đầu ra.

Trong khi đó, thị trường tiêu thụ cá cảnh trong và ngoài nước nói chung ngày càng thu hẹp do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế.

Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, các mương rạch trong thành phố dần bị thu hẹp, bồi lấp và nhiễm bẩn nên có 2/3 số hộ nuôi cá cảnh đang sử dụng nguồn nước giếng khoan.

Chất lượng nước giếng khoan tại TP. Mỹ Tho có thể nuôi được nhiều loại cá cảnh nước ngọt. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có một số ít hộ nuôi cá cảnh có diện tích ao, bể thực hiện các biện pháp lắng lọc nước giếng trước khi đưa vào nuôi cá nên cũng có ảnh hưởng đến sức sinh sản, cũng như tỷ lệ sống của một số loài cá cảnh.

Trong nuôi cá cảnh, trùn chỉ và trứng nước là 2 loại thức ăn chủ lực. Nguồn trứng nước đã chủ động sản xuất được trong tỉnh, nhưng trùn chỉ thì lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ TP. Hồ Chí Minh với số lượng có hạn và khan hiếm vào các tháng cuối mùa khô. Do đó, một số hộ dân có ý định đầu tư nuôi cá cảnh nhưng còn e ngại vì không tìm được nguồn cung cấp trùn chỉ.

Cá cảnh cũng thường mắc những bệnh như ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi cá mắc bệnh việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc xử lý nước, rất khó đưa thuốc vào cơ thể cá bằng đường thức ăn vì cá cảnh có thói quen ăn thức ăn tươi sống.

Hơn nữa, hiện nay việc điều trị bệnh cho cá cảnh chủ yếu sử dụng kháng sinh trị bệnh cho người (ngâm tắm cá bệnh) và các thuốc thú y thủy sản khác, chứ chưa có các loại thuốc đặc trị nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Trong những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa sẽ tiếp tục gia tăng; đồng thời mức sống của người dân đô thị được nâng cao, nhu cầu giải trí, thư giãn ngày càng tăng cao kéo theo nhu cầu cá cảnh ngày càng lớn.

Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, cơ hội giao lưu, trao đổi xuất nhập khẩu cá cảnh với các nước trên thế giới mở ra.

Do đó, để nghề nuôi cá cảnh ở tỉnh Tiền Giang phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường, thiết nghĩ nhà nước cần phải có quy hoạch vùng nuôi cá cảnh tập trung gắn tiềm năng với nhu cầu thị trường, từ đó đầu tư cơ sở hạ tầng và có chính sách hỗ trợ về vốn, tìm kiếm thị trường cho người nuôi cá cảnh.

Bên cạnh đó, cần nhanh chóng xúc tiến thành lập hội cá cảnh để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi; đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như tìm đầu ra ổn định cho cá cảnh.

Báo Ấp Bắc, 17/02/14
Đăng ngày 18/02/2014
Thành Công
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 09:42 23/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 09:42 23/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 09:42 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 09:42 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 09:42 23/12/2024
Some text some message..