Nghề nuôi cá trên lòng hồ thủy điện lớn thứ 2 Nghệ An

Không chỉ phục vụ cho việc sản sinh ra dòng điện, lòng hồ thủy điện Hủa Na còn tạo việc làm, mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân tại 2 xã Đồng Văn và Thông Thụ của huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An), trước tiên là việc nuôi cá lồng.

Nghề nuôi cá trên lòng hồ thủy điện lớn thứ 2 Nghệ An
Anh Trần Văn Thuận đang thu hoạch cá. Ảnh: Hồ Phương

Kể từ khi lòng hồ thủy điện Hủa Na được tích nước để phát điện, đến nay đã có 64 hộ dân với 270 lồng cá thuộc 2 xã: Thông Thụ và Đồng Văn (huyện Quế Phong) được quan tâm, hỗ trợ về con giống, xây lồng lưới nuôi cá, tạo công ăn việc làm, giúp bà con nơi đây sớm ổn định cuộc sống trong khu vực hồ thủy điện lớn thứ 2 của tỉnh Nghệ An.

Là một trong những hộ tiên phong nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Hủa Na, ông Lương Văn Thái (sinh năm 1963) ở xóm Đồng Tiến, xã Đồng Văn chia sẻ: “Nhận thấy lòng hồ nước trong xanh quanh năm, lại chủ động được nguồn thức ăn, diện tích mặt nước rộng lớn, rất thuận lợi cho việc thả cá nên tôi cùng một số hộ gia đình đã rủ nhau nuôi thả cá vược, trắm đen, rô phi,… để có nguồn thu nhập và ổn định cuộc sống”.

Cũng theo ông Thái, thời gian đầu triển khai, do chưa có kỹ thuật và kinh nghiệm nên đa phần các hộ dân nuôi cá đã gặp không ít khó khăn. “Khi thời tiết thay đổi, cá xuất hiện mầm bệnh nhưng do mình chưa có sự hiểu biết, kỹ thuật nuôi dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt và rủi ro nhiều” – ông Thái cho biết thêm.

Nghề nuôi cá trên lòng hồ thủy điện lớn thứ 2 Nghệ An

Nhiều chính sách đầu tư và việc thay thế lồng nuôi cá đã và đang mang lại hiệu quả lớn cho người dân xã Đồng Văn và Thông Thụ, huyện Quế Phong. Ảnh: Hồ Phương

Về sau, huyện, tỉnh quan tâm, mở các lớp tập huấn chuyên môn về nuôi cá cùng những kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình nuôi nên các hộ đã dần ổn định. Hệ thống lồng nuôi cũng dần được thay đổi, trước đây lồng cá thường được đóng từ các vật liệu tre, gỗ nay được tạo bởi hệ thống đường ống thép và lưới dù rất chắc chắn, có thể sử dụng lâu dài, giữ được vật nuôi chắc chắn và dễ di chuyển đến nhiều khu vực khác nhau.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá, ông Thái cho biết: “Tùy từng loại cá sẽ có cách chăm sóc và liều lượng thức ăn khác nhau. Các loại như: rô phi, trắm ốc, trắm cỏ chủ yếu cho ăn cỏ và các loại lá rừng. Còn các loại cá vược, cá leo, cá lăng thường ăn cá mương được đánh bắt ngay tại lòng hồ. Vào mùa hè, cá mương nhiều nên tranh thủ đánh bắt, phơi khô dự trữ thức ăn cho cá nuôi vào mùa đông".

Theo những người làm nghề nuôi cá ở lòng hồ Hủa Na, vất vả nhất vẫn là khi cá giống còn nhỏ, thức ăn cho chúng phải bằm nhuyễn hoặc xay nhỏ trộn lẫn bột ngô cho ăn ngày 3 lần. Khi có các triệu chứng bệnh nấm, trên vảy xuất hiện những đốm đỏ, còn đối với các loại cá da trơn sẽ bị thối và phân hủy dần trên da, phải lấy bỏ vào thùng riêng để ngâm thuốc tím khoảng 10 – 15 phút rồi thả lại lồng. Để phòng bệnh, cần thường xuyên treo các bịch vôi trong các lồng cá, cứ 10 ngay thay 1 lần.

Nghề nuôi cá trên lòng hồ thủy điện lớn thứ 2 Nghệ An

Số hộ dân và số lồng nuôi cá trên lòng hồ Thủy điện Hủa Na tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2014 mới chỉ có khoảng 10 hộ dân với 50 lồng nuôi, đến nay đã có tới hơn 64 hộ với hơn 270 lồng cá. Ảnh: Hồ Phương

Anh Trần Văn Thuận (SN 1978) là hộ có số lồng cá lớn nhất khu vực hồ thủy điện này với 30 lồng lớn nhỏ. Bốn năm về trước, gia đình anh lên đây mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá trên lòng hồ, cũng tại đây bén duyên với nghề nuôi cá lồng. Đầu năm 2015, thấy có hộ dân chuyển nhượng 3 lồng cá với giá rẻ nên anh Thuận đã thu mua để nuôi thử, lứa đầu thu lãi 30 triệu đồng. Phấn khởi trước sự khởi đầu thành công, anh mạnh dạn vay thêm vốn đầu tư xây thêm lồng nuôi và nguồn cá giống. Hiện, gia đình Thuận đang có gần 6 tấn cá, trong đó có một số loài như cá trê, cá rô phi sắp sửa xuất bán.

Ngơi tay bên lồng cá đang thu hoạch, anh Thuận phấn khởi: “Ở lòng hồ hiện có rất nhiều loài cá mang giá trị kinh tế cao được người dân đầu tư phát triển, trong đó cá vược là loài mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, do loài cá này không những có chất thịt thơm, ngon mà còn có hàm lượng chất dinh dưỡng vượt trội hơn các loài cá khác. Riêng năm 2017, một lồng cá vược gia đình tôi đã thu lãi hơn 100 triệu đồng”. 

Nghề nuôi cá trên lòng hồ thủy điện lớn thứ 2 Nghệ An

Nguồn thức ăn chính cho cá lòng hồ thủy điện là cá mương được cất từ những chiếc vó lớn. Ảnh: Diệp Phương

“Bên cạnh những cái được và thuận lợi, việc nuôi cá lồng đang gặp một số khó khăn như: Nguồn thức ăn cho cá vào mùa đông bị giảm sút, chưa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và giải quyết đầu ra sản phẩm đang là vấn đề cấp thiết nhất.” – anh Thuận nói thêm.

Ông Lương Thái Quý – Chủ tịch UBND xã Đồng Văn, huyện Quế Phong cho biết: "Việc khai thác tiềm năng nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Hủa Na đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Cùng với đó còn khai thác được tiềm năng lòng hồ để tạo ra nguồn thực phẩm sạch, chất lượng cao. Vì thế, hằng năm chính quyền địa phương đều quan tâm, hỗ trợ mỗi hộ dân từ 10 – 15 triệu đồng tùy theo từng dự án để mở rộng, xây thêm lồng nuôi cá".

Tuy nhiên, cũng theo ông Quý, việc giải quyết đầu ra còn nhiều trở ngại bởi các hộ dân nuôi cá chủ yếu manh mún, nhỏ lẻ, giá thành còn ở mức cao, chưa cạnh tranh được với giá cả trên thị trường. Lãnh đạo địa phương đang cố gắng tìm đầu ra cho sản phẩm để bà con yên tâm phát triển.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 09/12/2018
Phương Phương
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 03:21 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:21 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 03:21 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 03:21 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 03:21 21/12/2024
Some text some message..