Nghề nuôi thương phẩm cá mú ở đầm Nại

Nghề nuôi cá mú ở đầm Nại, huyện Ninh Hải đã có từ lâu, tập trung chủ yếu ở các ao nuôi vùng hạ triều, ao nuôi có đáy là cát bùn, cát pha lẫn san hô và cũng là vùng thiếu nước ngọt, nuôi tôm không hiệu quả. Chính vì vậy người dân đã chủ động nuôi nhiều đối tượng cá biển, trong đó có cá mú.

Nghề nuôi thương phẩm cá mú ở đầm Nại
Ảnh minh họa: Internet

Nghề nuôi cá mú ở đầm Nại, huyện Ninh Hải đã có từ lâu, tập trung chủ yếu ở các ao nuôi vùng hạ triều, ao nuôi có đáy là cát bùn, cát pha lẫn san hô và cũng là vùng thiếu nước ngọt, nuôi tôm không hiệu quả. Chính vì vậy người dân đã chủ động nuôi nhiều đối tượng cá biển, trong đó có cá mú.

Mặc dù, nghề nuôi cá mú ở đầm Nại đã mang lại hiệu quả đáng kể cho người dân nơi đây, nhưng những năm gần đây nghề nuôi vẫn chưa được phát triển, nguyên nhân chính là do: con giống thả nuôi chủ yếu đánh bắt từ tự nhiên, số lượng không nhiều, nhiều kích cỡ, hình thức nuôi chủ yếu theo kiểu thu tỉa, thả bù. Với  điều kiện không được thuận lợi về con giống, nhưng người dân quanh đầm vẫn cho rằng nghề nuôi cá mú là nghề sẽ phát triển trong tương lai.

pThật vậy, khi nghề sản xuất giống cá mú bắt đầu phát triển ở các tỉnh miền Trung và cả Ninh Thuận, nghề nuôi cá mú ở trong nước nói chung và ở đầm Nại Ninh Thuận nói riêng cũng dần phát triển. Đến nay tại đầm Nại có hơn 20 hộ nuôi cá mú, tập trung nhiều nhất ở xã Tri Hải, huyện Ninh Hải

Trao đổi với anh Đào Thanh Tân ở thôn Tri Thủy, xã Tri Hải, là người có diện tích nuôi cá mú nhiều nhất cho biết: Nếu đầu tư nuôi 1 ha cá mú, với con giống sản xuất nhân tạo, kích cỡ đồng đều, con giống khỏe mạnh, mật độ nuôi 1 con/m2 , tỷ lệ sống 80%, thời gian nuôi 10-12 tháng, kích cỡ thu hoạch trung bình 1kg/con, giá bán trung bình 200.000 đòng/kg thì người nuôi có lãi từ 600-800 triệu đồng/ha.

Với tiềm năng ao đìa vùng triều hiện nay ở các xã quanh đầm Nại, việc phát triển nghề nuôi cá mú nơi đây là hết sức cần thiết. Với việc chủ động con giống từ sản xuất nhân tạo, các cơ quan quản lý cần xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi, hỗ trợ kỹ thuật nuôi cho người nuôi cá mú. Hy vọng trong thời gian đến, nghề nuôi cá mú sẽ phát triển, với hiệu quả và năng suất cao hơn, ổn định sinh kế và vươn lên làm giàu cho người dân đầm Nại.

Ninhthuan.gov
Đăng ngày 29/03/2018
TTGTS
Nuôi trồng

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 10:40 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:40 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:40 08/11/2024
Some text some message..