Nghiên cứu bảo tồn thành công loài cá chạch lấu

Loài cá chạch lấu trong tự nhiên đã bị khai thác gần như cạn kiệt. Cá chạch lấu có tên khoa học Mastacembelus Armatus.

Nghiên cứu bảo tồn thành công loài cá chạch lấu
Việc cho sinh sản thành công cá giống sẽ mở ra hướng đi mới cho người dân Bình Phước. Ảnh Internet

Thân có màu xanh đậm hoặc đen xám và nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục khắp thân, vây lưng và vây hậu môn; vây ngực có một đốm đen nhỏ, không có vây bụng. Loài cá có kích thước lớn, dài đến 90cm và có thể nặng từ 0,5-2kg. Cá chạch lấu thịt ngon, có thể chế biến thành nhiều món.

So với các loại thủy sản khác, cá chạch lấu mang lại lợi nhuận rất cao và luôn hút hàng do tiêu thụ mạnh. Hiện trên thị trường cá giống chạch lấu nhỏ có giá khoảng 200.000 đồng/kg, còn cá thịt có giá từ 500- 600.000 đồng/kg.

Với giá cao như vậy, nhưng hiện nay nguồn cá này đang càng ngày khan hiếm. Trước thực tế đó, Trung tâm Thủy sản tỉnh Bình Phước đang tiến hành nghiên cứu thuần dưỡng cá chạch lấu bố mẹ và thử nghiệm sinh sản nhân tạo. Việc tìm ra kỹ thuật nuôi và cho cá sinh sản thành công không chỉ góp phần lưu giữ phục hồi nguồn gien bổ sung cá giống vào các hồ chứa, các lưu vực sông suối, cũng như cung cấp nguồn cá giống cho người dân nuôi thương phẩm, từ đó giảm áp lực khai thác trong tự nhiên.

Ông Nguyễn Tấn Phước, PGĐ Trung tâm Thủy sản Bình Phước cho biết, hiện trung tâm đã thực hiện thành công khâu thuần dưỡng cá bố mẹ và đang tiến hành cho sinh sản nhân tạo. Theo đó, cá bố mẹ đủ tiêu chuẩn được tiến hành tiêm một liều thuốc dẫn khoảng 24 giờ sau tiếp tục tiêm một liều sơ bộ. Kế đến, sau 6-8 giờ tiêm thêm một liều quyết định và khoảng 12 giờ thì cho cá sinh sản. Khi trứng đã rụng được đem đi ấp với thời gian từ 36-42 giờ thì trứng nở cá con.

sinh sản nhân tạo cá chạch lấu, cá chạch lấu, quy trình nuôi cá, nuôi cá chạch

“Cái khó trong quá trình cho cá chạch lấu sinh sản là phải canh đúng thời điểm lấy trứng để thụ tinh nhân tạo. Ngoài ra, thời tiết nhiệt độ môi trường chất lượng nuôi cá bố mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sinh sản của cá. Thức ăn của cá chạch lấu chủ yếu các loại thịt động vật nên nước dễ bị ô nhiễm và phát sinh ký sinh trùng gây bệnh làm hao hụt nhiều.

Do đó, trong quá trình ép phải cẩn thận theo dõi từng giai đoạn cho đến khi cá gần bằng ngón tay út thì mới an toàn. Hiện chúng tôi vẫn đang tích cực học hỏi đúc kết kinh nghiệm để đưa ra một quy trình chuẩn tiến tới cho cá sinh sản và tiến tới cung cấp cho thị trường”, ông Phước nói.

NNVN
Đăng ngày 24/08/2017
Văn Đoàn
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 22:55 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 22:55 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 22:55 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 22:55 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 22:55 27/11/2024
Some text some message..