Người bán cá tại TP.HCM khốn khổ vì bị vạ lây

Không chỉ ngư dân đánh bắt cá, nhiều tiểu thương bán cá tại TP.HCM cũng lao đao dù chuyện cá chết tại vùng biển miền Trung đã diễn ra cách nay hơn một tháng.

nguoi ban ca

“Cá ngừ, cá cam đi anh chị ơi!” - chị Mai Thị Mỹ Linh (38 tuổi, quê Vĩnh Long) ngồi thu lu, cất lời mời bất cứ ai đi ngang sạp cá của mình ở chợ Bình Điền. Nhưng nhiều người lắc đầu. Nhìn khay cá đầy ắp, chị than thở: “Từ 11g đêm đến giờ (5g sáng), 10 con cá ngừ mà chỉ bán được 2 con!”.

Theo chị Linh, hơn một tháng nay cá biển bán ra rất chậm. Ngày trước, mỗi đêm chị lấy 2-3 tạ cá về bán lẻ. Chỉ tầm 5-6g sáng hôm sau là sạch trơn. Giờ chỉ dám lấy chừng 1 tạ nhưng trầy trật mãi, có khi đến 12g trưa mới bán hết.

Tiền lời khoảng 100.000-200.000 đồng/ngày chẳng đủ tiền thuê mặt bằng (3 triệu đồng/tháng), tiền mua đá, tiền thuê xe, thùng, nhà trọ, nuôi con cái ăn học, thậm chí có hôm còn hụt cả tiền vốn.

“Có hôm ế hơn 20kg cá ngừ, đành đóng thùng xốp gửi về quê cho họ hàng” - chị Linh rầu rĩ.

Bỏ dở mấy con cá bạc má đang được đánh vảy, chị Lê Thị Tuyết (quê Nghệ An) cho biết dù nguồn cá lấy từ Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang... nhưng người dân vẫn nghi ngại là cá... chết từ miền Trung chở vào.

Theo chị Tuyết, nếu cứ tiếp tục buôn bán ế ẩm thế này, gia đình chị sẽ chẳng thể nào xoay xở nổi:

“Vợ chồng để con ở ngoài quê vào đây kiếm sống. Tiền thuê chỗ bán 3 triệu đồng/tháng, rồi tiền thuê nhà trọ, tiền gửi về nuôi con. Bây giờ buôn bán ế ẩm chưa biết xoay xở đâu ra tiền gửi về quê” - chị Tuyết lo lắng.

Không chỉ những người bán lẻ, ngay cả những vựa cá lớn cũng lao đao. Anh Lâm Thanh Phương, chủ một vựa cá lớn trong chợ Bình Điền, cho biết tôm, mực hay cá đồng vẫn bán được.

Tuy nhiên, lượng cá biển tiêu thụ giảm mạnh, hiện vựa anh Phương chỉ nhập khoảng 5-6 tấn/ngày so với con số 10 tấn cá biển/ngày trước đây.

“Cá tươi đã khó bán ra, cá đông lạnh lại cực kỳ chật vật, mức tiêu thụ có hôm giảm đến 80%, dù cá được lấy chủ yếu ở Kiên Giang” - anh Phương cho biết.

Khu vực bán cá tại nhiều chợ lẻ cũng trống hẳn, nhiều người đã tạm nghỉ hoặc nghỉ bán luôn vì không trụ nổi. Một nhân viên ban quản lý chợ An Nhơn (Q.Gò Vấp) cho biết cũng nghe được những phản ảnh, than thở về tình hình buôn bán hải sản ế ẩm từ các tiểu thương.

“Có một số hộ đã nghỉ bán, nghỉ tạm, chờ lúc nào ổn định mới bán tiếp, một số khác thì cầm chừng bữa bán bữa nghỉ” - nhân viên này cho biết.

Theo một lãnh đạo HTX thương mại dịch vụ Phú Thịnh (chợ Nguyễn Đình Chiểu, Q.Phú Nhuận), ngay cả cá sông và cá đồng cũng bị nhiều người tiêu dùng “săm soi” rất kỹ trước khi mua.

“Cá chết chỉ ở một số vùng ven bờ khu vực miền Trung và cũng đã diễn ra hơn một tháng nay, trong khi phần lớn cá biển được bán tại các chợ ở TP.HCM hiện nay đều lấy từ Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh miền Tây nhưng cũng bị vạ lây do những tin đồn thất thiệt. Chỉ có ngư dân và người bán cá là gặp khó khăn” - vị này nói.

Báo Tuổi Trẻ, 29/05/2016
Đăng ngày 30/05/2016
Minh Phượng - Ngọc Loan
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 19:21 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 19:21 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 19:21 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 19:21 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 19:21 26/11/2024
Some text some message..