Người Mỹ, EU, Nhật giảm ăn tôm, hộ nuôi Cà Mau bắt đầu "treo ao" vì lỗ

Giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau giảm mạnh, khiến người nuôi lo lắng, thu hoạch cũng lỗ, mà nuôi tiếp lại càng lỗ nặng...

Thu hoạch tôm
Liên tục nhiều tháng qua, giá tôm nguyên liệu ở Cà Mau giảm sâu. Ảnh: G.B (BTN)

Ngày 20.5, Sở Công thương tỉnh Cà Mau cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh 3 tháng đầu năm giảm trên 26% so với cùng kỳ năm trước (đạt 275 triệu USD). Đồng thời, giá tôm nguyên liệu cũng giảm sâu liên tục nhiều tháng qua.

Tình hình xuất khẩu giảm, hàng tồn kho nhiều nên giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau giảm mạnh. Cụ thể, xuất khẩu sang Mỹ giảm gần 62%; EU giảm hơn 31%; Nhật Bản giảm trên 50%; giá tôm xuất khẩu bình quân cũng chỉ khoảng 10,8 USD/kg, giảm 3,4% so với cùng kỳ.

Ngày 20.5, các thương lái thông báo giá mua tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang như sau: loại 30 con giá 114.000 đồng/kg (đầu năm giá khoảng 173.000 đồng/kg); loại 50 con giá 93.000 đồng/kg (đầu năm giá 120.000 đồng/kg); loại 70 con giá 86.00 đồng/kg (đầu năm giá 98.000 đồng/kg)… Riêng giá tôm sú tương đối ổn định,  loại 20 con/kg giá 190.000 đồng/kg... Trong khi đó, giá vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất tăng trung bình khoảng 10%.

Ông Nguyễn Hoàng Ân, Giám đốc Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Cái Bát (xã Hòa Mỹ, H.Cái Nước, Cà Mau) cho biết, với giá tôm như hiện nay thì người nuôi không có lợi nhuận, nguy cơ thua lỗ cao.

"Hiện nhiều người nuôi tôm đã bắt đầu treo ao vì nuôi tôm siêu thâm canh tỷ lệ rủi ro cao. Trong khi đó, giá tôm thẻ chân trắng đang ở mức thấp nên nuôi tôm vào thời điểm này rủi ro rất cao", ông Ân thông tin.

Còn ông Lê Minh Sơn (ngụ xã Phú Mỹ, H.Phú Tân) chia sẻ: "Tôm đến thời điểm thu hoạch biết chắc thu hoạch sẽ lỗ do giá xuống thấp. Nhưng neo lại thì càng lỗ hơn vì tiền thức ăn, tiền điện... nên buộc chúng tôi thu hoạch rồi treo đầm chờ".

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm hơn 280.000 ha. Trong đó, bao gồm diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh theo công nghệ hiện đại; sản lượng thu hoạch tôm hàng năm đạt khoảng 200.000 tấn. Trong năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Cà Mau (chủ yếu là tôm) đạt hơn 1 tỉ USD.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 21/05/2023
Gia Bách
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 03:40 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:40 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 03:40 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 03:40 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 03:40 21/12/2024
Some text some message..