Nhà tỷ phú nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát

Đến thăm gia đình ông Phan Văn Tụy ở thôn 5, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nhìn cơ ngơi khang trang của gia đình ông, mấy ai biết được, cách đây mấy năm về trước, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo của xã, đời sống lúc đó hết sức túng thiếu, khó khăn.

ty phu nuoi tom tren cat
Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đem lại tiền tỷ cho người dân

Vợ mất sớm từ năm 2001. Một mình ông Tụy gà trống nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn học: 2 đứa con học cao đẳng, 1 đứa học cấp 3 tại thị xã Đông Hà, 1 đứa  học cấp 3 tại thị xã Quảng Trị. Đôi vai của ông như oằn xuống với bao khó nhọc mưu sinh. Ông Tụy vừa làm biển, vừa trồng rau màu, quanh năm suốt tháng vất vả một nắng hai sương nhưng thu nhập bình quân hàng tháng cũng chỉ được khoảng 1,5 triệu đồng. Khó khăn là thế nhưng ông Tụy vẫn cố gắng nuôi con ăn học.

Làm sao để thoát khỏi nghèo đói và lo tương lai của các con được tốt đẹp? Câu hỏi ấy cứ canh cánh trong lòng ông Tụy. Ông đã xoay sở đủ cách nhưng vẫn chưa thoát khỏi cảnh chật vật, thiếu thốn. Cuối năm 2007, một sự  may mắn tình cờ đã đến khi ông Tụy cùng với người bạn tên là Trần Xuân Quý đi chơi và tham quan mô hình nuôi tôm ở xã Hải An, huyện Hải Lăng và một số xã khác ở Vĩnh Linh, thấy mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện tại địa phương. Từ đó hai ông tự tìm tới các nhà đại lý cung cấp thức ăn cho tôm nhưng bước đầu rất khó khăn vì mình chưa nuôi và chưa qua lớp đào tạo nào nên họ không dám đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, sau nhiều lần hai ông tìm cách thuyết phục, chủ đại lý thức ăn Việt Thái ở thành phố Đông Hà đã đồng ý cung cấp thức ăn cho họ. Khi đã có người đầu tư thức ăn thì quá trình làm ao cũng hết sức vất vả. Diện tích đất để làm ao không có nên  ông Tụy phải đi thuê của thôn và của xã. Khi đi thuê đất ông cũng gặp không ít khó khăn vì nhiều ý kiến trái chiều nhau. Kinh nghiệm chưa có, vốn liếng phải đi vay mượn bà con vì ngân hàng cũng không cho vay do tính rủi ro cao. Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng được sự động viên tinh thần của bà con làng xóm và  các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện, gia đình ông đã thuê đất và làm được 1 ao với diện tích 0.5 ha. Ao nuôi tôm được hoàn thành với số vốn bỏ ra là 300 triệu đồng.

Khởi nghiệp với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng lại gặp muôn vàn gian nan. Đây là mô hình nuôi tôm đầu tiên tại địa phương nên ông Tụy chưa có kinh nghiệm. Gia đình ông lại lặn lội ra Vĩnh Linh, Gio Linh, có khi vào tới Huế  để học hỏi. Dần dần ông Tụy cũng biết áp dụng kỹ thuật vào quy trình nuôi tôm và đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Khi nuôi tôm ông chọn giống tại các cơ sở sản xuất giống có uy tín trên thị trường như giống của công ty Việt Úc, UP, CP, Thông Thuận...., chọn các loại thức ăn có hàm lượng đạm cao, môi trường nước và các chỉ số như: độ  PH, độ mặn, độ kiềm, nồng độ NH3, H2S, phù hợp và nằm trong phạm vi cho phép....  chọn thời gian nuôi phù hợp tránh các tháng có thời tiết oi bức, mưa giông. Ông tính toán thời gian thu hoạch khoảng từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch, thời điểm đó giá rất cao. Ông liên hệ với các chủ thu mua trực tiếp không qua thương lái vì qua thương lái sẽ bị ép giá…

Thành công đã đến với người ngư dân nghèo khó Phan Văn Tụy. Phải nói rằng chưa có giống cây, con gì mang lại hiệu quả cao trên diện tích đất như thế. Vụ mùa đầu tiên, ông Tụy thả 60 vạn con giống với thời gian nuôi là 85 ngày, thu hoạch được 6,1 tấn. Sau khi bán xong, trừ chi phí, còn lãi ròng là 150 triệu đồng. Vụ thứ  hai, thời gian nuôi tôm là 100 ngày, thu hoạch được 5,8 tấn, ông Tụy thu lãi được 180 triệu đồng. Tổng thu hoạch năm 2008 từ nuôi tôm của gia đình ông Tụy, lợi nhuận đã trừ chi phí ước đạt 330 triệu đồng. Vụ tôm thứ 3 đầu năm 2009, năng suất thu hoạch đạt 9,3 tấn, lãi ròng 250 triệu đồng/ha. Gia đình ông lại tiếp tục mở rộng sản xuất, tăng diện tích lên 0,75 ha(tổng diện tích mặt nước là 1ha/2 ao). Tổng thu nhập năm 2009 của gia đình ông Tụy trên 1 tỷ đồng. Không dừng lại với những gì mình đạt được, gia đình ông Tụy lại tiếp tục  mở rộng diện tích nuôi tôm lên gấp đôi với tổng diện tích mặt nước lên đến 2 ha. Tổng thu nhập năm 2010 trừ chi phí đạt 1,5 tỷ đồng.

Kết quả, sau năm năm mạnh dạn đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, ông Tụy đã thu hoạch được 106 tấn tôm, tổng thu 8 tỷ đồng, lãi ròng 3,5 tỷ đồng. Đây là con số không nhỏ đối với địa bàn nguồn sống chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt thủy sản ở vùng cát Triệu Lăng. Hiện tại, gia đình ông Phan Văn Tụy có diện tích nuôi tôm là 3 ha, tổng thu nhập bình quân mỗi tháng với 3 lao động chính của gia đình ông là 12 triệu đồng.

Với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại mảnh đất Triệu Lăng đầy gió và cát trắng, gia đình ông Tụy đã trở thành tâm điểm chú ý của bà con nông dân ở vùng quê nghèo khó. Mô hình nuôi tôm của gia đình ông Tụy trở thành mô hình điển hình tiêu biểu trong toàn xã, toàn huyện và đã được nhân rộng trên khắp địa bàn toàn tỉnh. Trong quá trình xây dựng, phát triển mô hình và nuôi tôm, gia đình ông Tụy luôn tận tình hướng dẫn bà con về kỹ thuật làm ao, làm giếng lấy nước mặn, kỹ thuật xử lý môi trường và chăm sóc tôm. Từ năm 2007 đến nay, ông đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động có thu nhập bình quân  hàng tháng là 2 triệu đồng và trên 5000 công lao động phổ thông với mức thu nhập bình quân 70.000đ/công. Đã từng thấu hiểu những khó khăn ban đầu về vốn khi đầu tư nuôi tôm nên ông Tụy còn cho 30 hộ bà con trong xã vay khoảng 500 triệu đồng  không tính lãi. Ông Tụy cũng là người đi đầu trong hoạt động tình nghĩa. Hàng năm ông đều ủng hộ cho quỹ người nghèo, quỹ khuyến học của địa phương 10 triệu đồng, giúp đỡ con em trong họ gặp khó khăn 500.000đ/cháu mỗi năm.

Khi được hỏi về những dự định sắp tới của mình, ông Phan Văn Tụy phấn khởi nói: ông sẽ giúp đỡ kỹ thuật cho bà con trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng và sẽ thu mua các diện tích mà bà con không làm để mở rộng diện tích. Nếu có khả năng ông sẽ đứng ra giúp đỡ bà con trong việc chọn các loại giống tốt có uy tín trên thị trường. Ông  Tụy cũng đang  tìm tòi học hỏi để đưa các loại cá có  giá trị vào nuôi như cá  chẻm, cá rô đầu vuông.

Với sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là Hội Nông dân, kết hợp với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm ông Phan Văn Tụy đã gặt hái được nhiều thành công. Ông Tụy chính là tấm gương tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Với những thành công đạt được trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát trắng, ông Phan Văn Tụy vinh dự được UBND huyện Triệu Phong tặng danh hiệu hội viên điển hình tiên tiến 5 năm liền; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen năm 2008, danh hiệu điển hình tiên tiến cấp tỉnh 5 năm từ 2005-2010. Ông Phan Văn Tụy cũng vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc năm 2012 và nhiều phần thưởng của các ngành, các cấp.

Thi Đua
Đăng ngày 25/09/2012
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 20:51 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 20:51 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 20:51 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 20:51 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 20:51 24/04/2024