Nhân giống thành công cá tiến vua đắt nhất Việt Nam

Vừa qua, Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đã nhân giống thành công giống cá Anh Vũ-cá 'tiến vua' bằng phương pháp nhân tạo. Cá Anh Vũ là một trong những loài cá quý hiếm và có giá bán đắt nhất Việt Nam.

Nhân giống thành công cá tiến vua đắt nhất Việt Nam
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, cán bộ Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang kiểm tra cá Anh Vũ giống.

Cá anh vũ (danh pháp hai phần): Semilabeo notabilis) là một loài cá thuộc họ cá Chép (Cyprinidae). Ở Việt Nam, chúng được xem là loài cá quý với danh hiệu cá tiến vua. Cá có thân dày, thuôn dần về phía đuôi, không có râu. Thân cá có màu xám tro, bụng màu vàng nhạt. Miệng phía dưới, rạch ngang, có môi dưới rộng hình tam giác, với nhiều gai thịt tròn nổi. Cá anh vũ có kích thước trung bình, chiều dài toàn thân từ 31–67 cm, trọng lượng có thể lên đến 5 kg.

Cá anh vũ được xem là một loài cá quý và thường được làm cá tiến vua trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam. Huyền sử người Việt cổ truyền lại rằng, cá Anh Vũ có ở Việt Nam từ hai ngàn năm trước Công nguyên, được một người dân dâng lên Vua Hùng. Vua Hùng ban tên Anh Vũ, phong là "Văn Lang đệ nhất ngư" và ra chiếu dụ yêu cầu dân chúng nếu bắt được loài cá này phải dâng triều đình.

Ở Việt Nam, cá Anh Vũ được xem là 1 trong những loài cá quý hiếm có giá bán đắt nhất, thông thường giá bán cá Anh Vũ còn sống lên đến hàng triệu đồng/kg.

Đề tài nhân giống cá Anh Vũ do Trung tâm Tư vấn, sản xuất, dịch vụ và Chuyển giao công nghệ thủy sản thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I chủ trì chuyển giao cho Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thực hiện tại tỉnh. Việc nhân giống cá Anh Vũ-cá "tiến vua" gặp nhiều khó khăn, bởi môi trường sống của loài cá này phải có sự lưu thông nước thường xuyên, có hang hốc để cá cư ngụ, có rong rêu cho cá ăn.

Để làm được điều này, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã đầu tư máy tạo dòng chảy nhân tạo, dưới đáy ao đổ một lớp cát suối dày khoảng 20 cm - 30 cm, trên là lớp đá cuội tạo nhiều hang hốc giống với môi trường tự nhiên. Cá bố mẹ được thả với mật độ 2 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp có tỷ lệ đạm 35 - 40%, kết hợp chất phụ gia làm chất kết dính để thức ăn lâu tan trong nước, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

Anh Phạm Mạnh Thông, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh cho biết: Từ đàn cá Anh Vũ bố mẹ 50 con ban đầu, sau gần 3 năm triển khai, đến cuối năm 2018 đã nhân giống được 1 vạn con cá Anh Vũ con. Trung tâm dự kiến tháng 2 - 2019 sẽ xuất bán toàn bộ số cá Anh Vũ giống và tiếp tục cho nhân giống loài cá "tiến vua" này.

Tiến sĩ Đỗ Hồng Thanh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Cá Anh Vũ nhân giống thành công góp phần đưa được loài cá quý hiếm có tên trong sách đỏ nuôi trên diện rộng, góp phần tạo thêm mặt hàng đặc sản trong nền nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang.

Báo Tuyên Quang
Đăng ngày 22/01/2019
Lê Duy
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 14:38 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 14:38 13/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:38 13/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 14:38 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 14:38 13/11/2024
Some text some message..